Thiết kế và quản lý website là gì ? Những điều cần biết

Đồ Hồng Việt Tác giả Đồ Hồng Việt 27/01/2024 16 phút đọc

Thiết kế và quản lý website là gì ? Đó là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức đều thắc mắc. Đặc biệt, trong thời đại mà mỗi doanh nghiệp đều có riêng cho mình một trang web riêng, công việc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy thiết kế và quản lý website là gì ? Hãy cùng Pareto tìm hiêu trong bài viết sau đây. Cùng với đó, khám phá các công việc chi tiết khi thiết kế và quản lý website

Thiết kế và quản lý website là gì ?

1. Khái niệm

Đây là công việc giúp người dùng tạo ra một website hoàn chỉnh. Website được thiết lập có thể là các trang dưới dạng blog cá nhân, hoặc những trang thương mại điện tử của doanh nghiệp, công ty, tổ chức,… Thiết kế và Quản lý website thực chất là quá trình thiết kế, lập trình, quản lý, bảo dưỡng, phát triển và tối ưu hệ thống website, giúp chúng vận hành trơn tru, nâng cao hiệu quả marketing. 

Yêu cầu đối với một người thiết kế và quản trị website không hề đơn giản, phải có hiểu biết về lập trình và phụ trách việc xây dựng nội dung hấp dẫn, lôi kéo người tiêu dùng đến trang của mình.

Thiết kế và quản lý website là gì
Thiết kế và quản lý website là gì

2. Tầm quan trọng của việc thiết kế và quản lý website là gì ?

Thiết kế website không chỉ là về việc tạo ra một giao diện hấp dẫn mà còn về cách tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Mục tiêu chính là:

  • Phát triển giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng và thúc đẩy tương tác. Các yếu tố như màu sắc, hình ảnh, và cấu trúc trang đều được tối ưu hóa. Từ đó, phản ánh thương hiệu và thu hút sự chú ý.

  • Tập trung vào trải nghiệm người dùng tổng thể. Tạo ra một dãy hành vi dễ dàng, hiệu quả, và thỏa mãn người dùng. Phân tích đường đi người dùng để đảm bảo họ có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của mình.

  • Tối ưu hóa việc hiển thị nội dung, bài viết, hình ảnh và video để tạo ra trang web thú vị và chất lượng về trải nghiệm và giao diện

Quản lý website tập trung vào việc duy trì và phát triển liên tục nội dung và tính năng của trang web. Các nhiệm vụ quản lý bao gồm:

  • Bảo dưỡng định kỳ, cập nhật nội dung để giữ thông tin luôn mới mẻ và thú vị. Cập nhật phần mềm và bảo vệ khỏi các mối đe dọa an ninh.

  • Thiết lập hệ thống phân quyền để kiểm soát quyền truy cập. Bảo vệ thông tin người dùng và dữ liệu trang web bằng các biện pháp an ninh hiện đại.

  • Sử dụng công cụ thống kê để theo dõi hiệu suất trang web. Phân tích hành vi người dùng để hiểu rõ hơn về sở thích và mong muốn của họ.

  • Giao tiếp với đối tác và nhà phát triển để tích hợp các tính năng mới, cải thiện chức năng và đảm bảo tích hợp liền mạch với các hệ thống khác.

Kết hợp giữa thiết kế và quản lý website là chìa khóa để xây dựng và duy trì một hiện diện trực tuyến mạnh mẽ. Thiết kế hấp dẫn người dùng, trong khi quản lý đảm bảo rằng trang web luôn hoạt động mạnh mẽ, an toàn và đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp.

Các công việc chính của việc thiết kế website 

1. Thiết kế website tĩnh

Công việc thiết kế web tĩnh sẽ gồm 2 phần chính: design (thiết kế) và cắt html (tạo dựng giao diện). Trong đó, phần thiết kế sẽ do các designer đảm nhiệm nhiệm vụ chính. Họ sẽ sử dụng những phần mềm chuyên dụng để thiết kế đồ hoạ như phần mềm: Ps, Ai, Dn,… Các phần mềm này sẽ hỗ trợ họ trong việc tạo dựng giao diện dưới dạng hình ảnh cơ bản thông thường.

Đối với việc dựng giao diện sẽ do các lập trình viên đảm nhiệm. Họ sẽ tiếp nhận để sử dụng các công cụ đoạn mã như HTML, Javascript, CSS để phân tích và tạo ra một giao diện hợp lý cho website. Sau khi dựng giao diện bằng công cụ HTML, khách hàng sẽ được nhận một website nhưng chưa sử dụng được. 

Phần giao diện này chỉ có khả năng tiếp nhận được các thao tác như click, rời trang, một số hiệu ứng khác,… Tuy nhiên, website tĩnh chưa thể có khả năng lưu trữ lại được các thông tin cũng như truy xuất dữ liệu như việc mua hàng, đăng ký hay tìm kiếm trang mạng,…

Trang web tĩnh là gì
Thiết kế website tĩnh

2. Thiết kế website động

Thiết kế website động là công việc xử lý phần mềm dữ liệu của một web đã được lập. Tức là web động đã có đầy đủ thông tin, cơ sở dữ liệu có chức năng xử lý và lưu trữ vào bộ nhớ tự động. Website động cho phép người dùng dễ dàng sử dụng trong việc cập nhật nội dung, phân tích, quản lý và sử dụng các tiện ích khác.

Và thông thường hiện nay đa số các trang web là web động để có thể giúp admin quản trị website quản trị dễ dàng và khách hàng có thể tương tác trực tiếp trên website.

Những điều cần biết thiết kế website
Thiết kế website động

Các công việc của việc quản lý website

1. Quản trị và cập nhật giao diện website

Điều ấn tượng với khách hàng không phải là bạt ngàn thông tin mà đó là giao diện, là cách sử dụng dễ dàng và thân thiện với người dùng. Vì thế, công việc đầu tiên của những nhà quản lý web là phải xây dựng và cập nhật những bản giao diện ấn tượng nhưng dễ dàng sử dụng. Hãy thường xuyên xem xét và xử lý những lỗi về hình ảnh, link hay code web,… Những lỗi này sẽ ảnh hưởng đến giao diện, cản trở những trải nghiệm của người dùng.

2. Lập kế hoạch nội dung định kì

“Content is King” chưa bao giờ là sai. “Chị” Google luôn nhắc nhở về việc cập nhật, update những thông tin mới, có giá trị. Là một người quản trị website, bạn cần phải nắm rõ content hiện tại, xu hướng content tương lai và đưa ra kế hoạch phù hợp. Đặc biệt, phải nắm bắt trend tốt, sử dụng những câu từ hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Dù có nhiều bài viết thì cũng nên lưu ý đến sự nhất quán trong việc thể hiện sứ mệnh của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của tổ chức. Đồng thời qua đó giới thiệu được sản phẩm, thương hiệu đến người dùng.

 LẬP KẾ HOẠCH NỘI DUNG
Lập kế hoạch nội dung

3. Xây dựng kế hoạch tối ưu website

Ngoài content, có rất nhiều tiêu chí để có thể đạt được thứ hạng tốt hơn trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Một người quản trị website giỏi là phải biết cách xây dựng kế hoạch tối ưu website, có những kiến thức cơ bản về SEO. Những từ khóa cần hấp dẫn và dễ dàng tìm kiếm. Trao đổi với team SEO để có kế hoạch tối ưu tốt nhất.

4. Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu

Khi quản lý website, bạn phải đảm bảo hoạt động của đường truyền hosting phải diễn ra  bình thường. Nhớ rằng hãy sao lưu dữ liệu cẩn thận phòng trường hợp xảy ra sự cố còn triển khai các phương án khắc phục, phục hồi sau này

5. Quảng cáo website

Không phải website của bạn tự nhiên mà nổi trên thanh công cụ tìm kiếm. Khi lượng khách hàng chưa nhiều, mặt hàng, sản phẩm khó tìm kiếm trên google thì bạn cần phải triển khai hoạt động quảng cáo website. Ngoài SEO, bạn có thể triển hai chạy chiến dịch quảng cáo trên thanh Gooogle Adwords. Nếu ngân sách cho việc quảng cáo không nhiều, hãy chia sẻ link các bài viết trên website lên các trang mạng xã hội hay quảng cáo qua email cũng là một giải pháp không tồi. Cách tốt nhất là nên kết hợp các phương pháp quảng cáo để có được hiệu quả tốt nhất thay vì chỉ tập trung vào một mảng.

THIẾT KẾ WEBSITE VÀ QUẢNG CÁO GOOGLE
Quảng cáo website

6. Đánh giá hoạt động quản trị website thường xuyên

Khi thực hiện bất kì công việc gì cũng cần phải có bước đánh giá hiệu quả. Quản trị website cũng không ngoại lệ, cần có bước review để đánh giá hiệu suất làm việc, chỉ ra những việc chưa tốt, chưa đạt được. Đồng thời phát huy những thế mạnh để tối ưu website, thu hút người dùng.

Xem thêm:

Trên đây lời giải đáp cho câu hỏi Thiết kế và quản lý website là làm gì từ Pareto . Có thể thấy rằng để duy trì được một trang web không phải là điều dễ dàng. Để có thể được tư vấn thêm về câu hỏi Thiết kế và quản lý website là gì, hãy liên hệ với Pareto để được biết thêm chi tiết

Đồ Hồng Việt
Tác giả Đồ Hồng Việt Editor
Bài viết trước Hướng dẫn tạo website bán hàng bằng wordpress chi tiết nhất

Hướng dẫn tạo website bán hàng bằng wordpress chi tiết nhất

Bài viết tiếp theo

Tổng hợp mẫu thiết kế web mỹ phẩm đẹp mắt và mới nhất 2024

Tổng hợp mẫu thiết kế web mỹ phẩm đẹp mắt và mới nhất 2024

Bài viết liên quan

Thông báo