Pareto Tech – Công ty Công Nghệ Pareto giúp Doanh Nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu quy trình vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua các giải pháp công nghệ hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ các lĩnh vực: Truyền thông Marketing, Sale, Công nghệ đồng hành!.

Form singup

là bắt buộc!

Digital Creator là gì ? Cách để trở thành Creator hiệu quả

Đồ Hồng Việt Tác giả Đồ Hồng Việt 26/03/2024 25 phút đọc

Hiện nay, Digital Creator là gì là khái niệm được nhiều người quan tâm. Đây là cụm từ để chỉ những người sáng tạo nội dung trên các nền tảng số như Youtube, Facebook. Thông qua đó, họ lan tỏa hình ảnh của mình tới nhiều người xung quanh. Vậy Digital Creator là gì ? Cách để trở thành một nhà sáng tạo nổi dung hiệu quả gồm những bước nào ? Hãy cùng Pareto giải đáp những thắc mắc và tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Digital Creator là gì ?

1. Khái niệm

Nhà sáng tạo kỹ thuật số (Digital Creator) là người sáng tạo nội dung trên các nền tảng kỹ thuật số. Nội dung ở đây có thể là video, ảnh, đồ họa, bài đăng trên blog hoặc các hình thức truyền thông khác – và nền tảng upload có thể là YouTube, Tik Tok, Instagram, Twitter, Website hoặc bất kỳ loại không gian kỹ thuật số nào.

Vai trò của nhà sáng tạo kỹ thuật số là sản xuất nội dung nhằm thu hút khán giả. Một nội dung được cho là hấp dẫn có thể bao gồm các định dạng như đánh giá chương trình truyền hình, hướng dẫn hoặc vlog về cuộc sống hàng ngày. Nhưng cho dù là bất kỳ nội dung gì thì nhà sáng tạo kỹ thuật số cũng phải tạo ra các nội dung có chất lượng cao và đặc sắc.

Digial Creator là gì
Digital Creator là gì ?

 

2. Đặc điểm của Digital Creator là gì ?

Người sáng tạo nội dung số có thể là bất kỳ ai, từ những người trẻ tuổi đam mê sáng tạo đến những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông. Họ có thể hoạt động độc lập hay theo nhóm và có thể kiếm tiền từ nội dung của mình thông qua quảng cáo, bán hàng trực tiếp hoặc hợp tác với các thương hiệu.

Người làm nội dung số có thể sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm:

  • Mạng xã hội: Kênh TikTok, Facebook, Instagram, Twitter,...

  • Nền tảng video: YouTube, Vimeo, Dailymotion,...

  • Nền tảng blog: WordPress, Blogger, Tumblr,...

  • Nền tảng podcast: Spotify, Apple Podcasts, Google Podcasts,...

Trong những năm gần đây, nghề sáng tạo nội dung số ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các nước phát triển. Điều này là do sự bùng nổ của internet và các nền tảng truyền thông xã hội, đã tạo ra cơ hội cho mọi người chia sẻ nội dung của mình với một lượng khán giả lớn.

Đặc điểm của Digital Creator
Đặc điểm của Digital Creator

Các công việc chính của một Digital Creator

1. Phân tích thương hiệu

Với vai trò là Digital Creator thì bạn có thể tham gia vào quá trình phân tích thương hiệu trong một chiến dịch Marketing. Cụ thể là ưu, nhược điểm, bộ nhận diện thương hiệu,...

2. Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)

Mọi người thường nghĩ việc tối ưu SEO là công việc của SEOer. Tuy nhiên trong một số trường hợp, Digital Creator vẫn có thể đảm nhận phần việc này. Do đó, để đạt được hiệu suất tốt khi làm việc tại vị trí Digital Creator thì bạn cần phải nắm được kỹ thuật SEO cơ bản.

3. Lên ý tưởng xây dựng nội dung

Lên ý tưởng xây dựng nội dung là một phần không thể thiếu của nghề sáng tạo nội dung. Bạn có thể sáng tạo nội dung với nhiều hình thức nhằm đáp ứng được thông điệp muốn truyền tải của chiến dịch truyền thông và đối tượng tiếp cận.

Bên cạnh những nội dung về thương hiệu, chiến dịch tiếp thị thì Digital Creator cũng sẽ đảm nhận những bài viết quảng cáo với mục đích bán hàng.

Lên ý tưởng xây dựng nội dung
Lên ý tưởng xây dựng nội dung

4. Triển khai nội dung

Sau khi đã lên ý tưởng xây dựng nội dung thì bước tiếp theo là đi vào triển khai sản xuất nội dung. Digital Creator cần đưa ra bản yêu cầu nội dung cho bài viết đó, sau đó sẽ tự triển khai viết bài hoặc giao cho người phụ trách.

Dựa vào dàn ý đã đưa ra cũng như những thông tin cần thiết thì sau khi sản xuất nội dung thì Digital Creator sẽ tiến hành nghiệm thu. Mục đích của bài viết là đảm bảo truyền tải được thông điệp ý nghĩa và mang lại những giá trị cho doanh nghiệp.

5. Thiết kế hình ảnh

Tưởng chừng không liên quan nhưng đây lại là một công việc mà người sáng tạo nội dung thường xuyên tiếp xúc. Digital Creator cần đảm bảo hình ảnh phù hợp với ý tưởng đã đưa ra trước đó, tính nhận diện thương hiệu và sự bắt mắt. Tuy nhiên phần công việc này, bạn chỉ cần trao đổi với các Designer chứ không phải tự thực hiện.

6. Sản xuất video

Hiện nay, video đang là một hình thức tiếp thị nội dung được ưa chuộng, thu hút đông đảo người quan tâm. Digital Creator sản xuất video có nhiều vai trò như biên kịch, edit video, tham gia quay dựng,... điển hình là các Youtuber và TikToker.

Sản xuất Video
Sản xuất Video

7. Chỉnh sửa, tối ưu nội dung

Công việc của người sáng tạo nội dung không chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng và sản xuất nội dung. Họ còn phải đảm nhiệm việc chính sửa, tối ưu nội dung sau khi xuất bản. Việc chỉnh sửa sẽ giúp nội dung sẽ được nâng cao chất lượng, thêm phần thân thiện và phù hợp với người tiếp nhận ở những thời điểm khác nhau.

8. Tiếp thị nội dung

Có rất nhiều hình thức tiếp thị nội dung, việc của Digital Creator là lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp với nội dung đã sản xuất. Có thể là bằng kỹ thuật SEO, Email Marketing, Social,…

Tiếp thị nội dung
Tiếp thị nội dung

Các bước để trở thành Content Creator hiệu quả

1. Tìm “ngách" sáng tạo

Với một doanh nghiệp, “ngách” chính là lĩnh vực họ sẽ đầu tư để cho ra sản phẩm trên thị trường. Tương tự, ngách của nhà sáng tạo nội dung chính là chủ đề mà họ sẽ nghiên cứu, sản xuất và mang thành phẩm đến cho khán giả. “Nhà sáng tạo nên xác định lĩnh vực ngách ngay từ đầu, vì nếu chủ đề quá rộng sẽ khó có được khán giả trung thành. Họ không biết điểm nổi bật của bạn là gì, cũng không rõ sẽ mong đợi nội dung nào ở bạn". 

Bắt đầu công việc sáng tạo ở những lĩnh vực bạn am hiểu nhất, thích thú và quan tâm nhất
Bắt đầu công việc sáng tạo ở những lĩnh vực bạn am hiểu nhất, thích thú và quan tâm nhất"

2. Chuẩn bị công cụ 

Sau khi đã xác định định dạng nội dung và chủ đề ngách, Hubspot gợi ý người trẻ nên chuẩn bị “công cụ" để hành nghề. Nếu muốn trở thành TikToker hoặc YouTuber, thiết bị tối thiểu sẽ là điện thoại, máy quay phim hoặc đèn chỉnh sáng,... “Với những người mới chập chững trở thành content creator, tốt nhất là nên ưu tiên cho những thiết bị có giá cả phải chăng. Bạn sẽ không muốn chi cả đống tiền cho thiết bị chỉ để nhận ra rằng bạn không thích làm công việc này đủ nhiều để gắn bó với nó”, Hubspot viết. 

Với những người mới chập chững trở thành content creator, tốt nhất là nên ưu tiên cho những thiết bị có giá cả phải chăng
Với những người mới chập chững trở thành content creator, tốt nhất là nên ưu tiên cho những thiết bị có giá cả phải chăng

3. Sản xuất

Sau khi xác định thị trường ngách, biết định dạng nội dung muốn hướng tới và có đầy đủ thiết bị phù hợp, bước quan trọng tiếp theo chính là bắt tay vào sản xuất. “Đừng nản lòng nếu nội dung không hoàn hảo ngay từ đầu. Cách để trở nên tốt hơn chính là tiếp tục làm việc đó, sai và sửa lại", Hubspot viết. Theo đó, theo dõi quá trình sáng tạo và ghi lại những gì hiệu quả và những gì không sẽ là cách tốt nhất giúp creator phát triển. Cho dù bạn đang làm podcast, video YouTube hay viết blog, hãy đảm bảo quay lại và đánh giá tác phẩm của bạn để bạn có thể hoàn thiện hơn với mỗi bài đăng”.

Theo dõi quá trình sáng tạo và ghi lại những gì hiệu quả và những gì không sẽ là cách tốt nhất giúp creator phát triển
Theo dõi quá trình sáng tạo và ghi lại những gì hiệu quả và những gì không sẽ là cách tốt nhất giúp creator phát triển

4. Đặt mục tiêu thông minh

Theo Hubspot, đặt mục tiêu là chưa đủ mà creator cần phải đặt một cách thông minh. Cụ thể, một mục tiêu thông minh sẽ đảm bảo các yêu cầu sau:

Cụ thể, rõ ràng và được xác định rõ ràng.

Có thể đo lường và được theo dõi bằng các con số 

Khả thi và có thể đạt được

Có mốc thời gian cụ thể để hoàn thành sản phẩm

Đặt mục tiêu là chưa đủ mà creator cần phải đặt một cách thông minh
Đặt mục tiêu là chưa đủ mà creator cần phải đặt một cách thông minh

5. Giữ nhịp độ đều đặn 

Bên cạnh chất lượng, tần suất sản xuất đều đặn là một trong những yếu tố giúp creator giữ chân được khán giả. “Khán giả không chỉ mong đợi một nội dung hay, họ còn mong creator đó có thể cho ra sản phẩm một cách thường xuyên. Đó là lí do nhà sáng tạo nội dung cần có một lịch trình sản xuất nhất quán. Ví dụ: creator đặt mục tiêu đăng mỗi tuần sản xuất 1 video và đăng tải lên YouTube vào khung giờ 10-21 PM cuối tuần". 

Khán giả không chỉ mong đợi một nội dung hay, họ còn mong creator đó có thể cho ra sản phẩm một cách thường xuyên.
Khán giả không chỉ mong đợi một nội dung hay, họ còn mong creator đó có thể cho ra sản phẩm một cách thường xuyên.

6. Hoạt động tích cực trên mạng xã hội

Bất kể là video creator hay người viết nội dung, hoạt động tích cực trên mạng xã hội là cách hiệu quả để đưa sản phẩm đến nhiều người nhất có thể. Ở đây, content creator có thể làm những việc đơn giản như trả lời các bình luận dưới bài đăng trên mạng xã hội. “Ngoài ra, nhà sáng tạo nội dung có thể tạo các cuộc thăm dò ý kiến, tổ chức Q&A (hỏi đáp) để xây dựng tương tác và hiểu hơn về nhóm khán giả của bạn". 

Bất kể là video creator hay người viết nội dung, hoạt động tích cực trên mạng xã hội là cách hiệu quả để đưa sản phẩm đến nhiều người nhất có thể.
Bất kể là video creator hay người viết nội dung, hoạt động tích cực trên mạng xã hội là cách hiệu quả để đưa sản phẩm đến nhiều người nhất có thể. 

7. Xây dựng thương hiệu cá nhân 

Trong nền kinh tế sáng tạo với hàng triệu content creator, việc xây dựng thương hiệu cá nhân ngay từ đầu là rất cần thiết để thu hút nhiều sự cộng tác và tài trợ. “Nếu các thương hiệu không liên hệ với bạn một cách tự nhiên, thì hãy tạo một profile kỹ thuật số đính kèm sản phẩm, số lượng người theo dõi, đường link các phương tiện truyền thông để chủ động tiếp cận với thương hiệu". 

Việc xây dựng thương hiệu cá nhân ngay từ đầu là rất cần thiết để thu hút nhiều sự cộng tác và tài trợ.
Việc xây dựng thương hiệu cá nhân ngay từ đầu là rất cần thiết để thu hút nhiều sự cộng tác và tài trợ. 

Sáng tạo nội dung trên nền tảng kỹ thuật số đang là “công việc trong mơ" của nhiều người trẻ. Sự linh hoạt về thời gian, tự chủ được nơi làm việc và cả mức thu nhập đáng giá khiến nhiều người tiết lộ họ muốn làm content creator nếu có thể.

 

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về Digital Creator mà Pareto chia sẻ tới các bạn. Nếu có thắc mắc về việc Digital Creator là gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm

Đồ Hồng Việt
Tác giả Đồ Hồng Việt Editor
Bài viết trước Cách chạy quảng cáo facebook sao cho hiệu quả nhất 2024

Cách chạy quảng cáo facebook sao cho hiệu quả nhất 2024

Bài viết tiếp theo

4P trong Marketing Mix là gì ? Quy trình xây dựng chiến lược Marketing

4P trong Marketing Mix là gì ? Quy trình xây dựng chiến lược Marketing

Bài viết liên quan

Thông báo