Hướng dẫn các bước xây dựng website cơ bản và tối ưu nhất
Bạn muốn tạo website cho riêng mình nhưng không biết làm từ đâu ? Bạn chưa biết cách làm website hiệu quả. Hãy để Pareto chỉ bạn các bước xây dựng website cơ bản và tối ưu nhất. Cùng với đó là những lí do nên thiết kế và xây dựng website. Hãy cùng khám phá tất cả trong bài viết dưới đây.
Tại sao nên xây dựng website ?
Đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm/dịch vụ của bạn
Hiện nay, khi internet đã quá phổ biến thì website đã trở thành một kênh quảng bá sản phẩm/dịch vụ vô cùng hữu ích cho các doanh nghiệp. Thông qua website, thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ sẽ được cung cấp cho khách hàng một cách cụ thể, trực quan nhất.
Khi được tương tác trực tiếp với những thông tin sinh động, khách hàng sẽ có cái nhìn chính xác hơn về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, khách hàng sẽ hình thành được ấn tượng tốt với thương hiệu của doanh nghiệp.
Tăng lượng truy cập
Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng thu nhập data khách hàng khi tiến hành các bước xây dựng website một cách tối ưu và hiệu quả.
Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Lựa chọn cách xây dựng website cho doanh nghiệp phù hợp cũng phục vụ cho mục đích cuối cùng là gia tăng giá trị thương hiệu và tỷ lệ chuyển đổi để tăng doanh số.
Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy
Hiện nay, khách hàng thường có thói quen tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Trong đó, website là kênh tra cứu thông tin phổ biến thường được khách hàng tìm đến và sử dụng.
Các bước xây dựng website hoàn chỉnh
Bước 1: Thu thập thông tin trước khi xây dựng website
Điều đầu tiên cần làm trong các bước xây dựng website đó là thu thập thông tin đầu vào. Để không chệch hướng khi xây dựng, mọi thông tin càng chi tiết, cụ thể thì càng tốt. Theo đó, bạn cần hiểu rõ về những yếu tố: mục tiêu của website, khách hàng mục tiêu của website, nội dung cốt lõi mà website muốn hướng tới. Khi bạn thiết kế website cho khách hàng, việc ghi nhận các yêu cầu về tính năng, hình thức, tên miền – máy chủ lưu trữ của website cũng rất quan trọng; cùng với đó là các tư liệu, thông tin, hình ảnh phục vụ cho việc thiết kế mà khách hàng cung cấp.
Bước 2: Lên kế hoạch các bước xây dựng website chi tiết
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết từ bước một, hãy hệ thống chúng lại và lên một kế hoạch xây dựng và thiết kế website thật chi tiết. Bạn có thể bắt đầu với việc phác thảo sơ đồ cho website. Đồng thời liệt kê các chủ đề chính, phụ, các trang sẽ xuất hiện trên website. Kế đó, hãy lên nội dung cụ thể cho từng trang.
Bước 3: Thiết kế website
Sau khi đã có một kế hoạch hoàn thiện, bạn có thể tiến đến giai đoạn hiện thực hóa trang web bằng cách thiết kế giao diện website. Khi thiết kế web, bạn nên cân đối nhiều yếu tố để cho ra những lựa chọn phù hợp nhất. Dựa trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thì một website ở lĩnh vực tài chính không thể trông giống như một website giải trí. Hay dựa theo những yêu cầu về ý nghĩa mà website cần thể hiện từ khách hàng, dựa theo bộ nhận diện thương hiệu của công ty để đồng bộ theo. Đừng quên trang web nên đủ thuận tiện, tối giản và dễ hiểu cho người dùng truy cập và sử dụng.
Bước 4: Phát triển website
Với bước này, các nhân viên lập trình website sẽ thực hiện hóa những ý tưởng, đưa các chức năng cần có lên website. Họ sẽ phải xây dựng các tính năng theo yêu cầu như đã được thống nhất. Đây cũng là một bước rất trọng yếu trong quy trình thiết kế website.
Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa website
Đây cũng là một bước rất quan trọng trong quá trình làm nên một website. Sau khi lắp ghép thiết kế với phần mềm, hãy đảm bảo không có sai lệch giữa hai phần này và chúng hoạt động tốt. Hệ thống cần được chạy thử trong một thời gian để kiểm tra và sửa lỗi để website được hoàn thiện nhất. Thậm chí, bạn còn có thể tuyển dụng một vài tester để giúp bạn kiểm tra hoạt động của trang web trước khi được launch ra thị trường, đảm bảo rằng sản phẩm không hề sót bất cứ lỗi nào.
Bước 6: Hoàn thiện và bảo trì website
Khách hàng sẽ duyệt chất lượng dự án trước khi website được đăng tải, đảm bảo hệ thống chạy tốt và đúng yêu cầu của mình. Nếu cần thiết website sẽ tiếp tục được chỉnh sửa và hoàn thiện những tính năng còn thiếu sót, cập nhật thêm nội dung. Sau đó là bàn giao code (mã nguồn) và hướng dẫn quản trị, triển khai website lên internet và bàn giao giấy tờ quản lý host, domain cho khách hàng.
Với một website chuyên nghiệp thì không nên bỏ qua một bước sau cùng – bảo trì website. Vẫn có khả năng trang web có lỗi hoặc gặp các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng, dù đã được kiểm tra và chỉnh sửa kỹ càng tới đâu. Bạn có thể sẽ cần tiếp tục chỉnh sửa khi nhận được phản hồi của người dùng, cũng như thường xuyên bảo trì và cập nhật website, backup dữ liệu định kỳ.
Xem thêm:
- Những điều cần lưu ý khi xây dựng website chuyên nghiệp
- Các công cụ tạo website miễn phí
- Tối ưu nội dung website bằng AI
Thông qua bài viết này, Pareto hy vọng các bạn đã rút ra được bài học để tạo ra website tối ưu. Cùng với các bước xây dựng website này, các bạn có thể tạo ra những website mang dấu ấn cá nhân của chính mình.