Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho doanh nghiệp
Hiểu rõ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng là điều cần thiết khi kinh doanh sản phẩm và dịch vụ. Việc có được tập khách hàng tiềm năng sẽ giúp tăng cơ hội kinh doanh với lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đặc biệt trong thị trường kinh doanh khốc liệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tìm những khách hàng tiềm năng cho mình. Hiểu được điều này, Pareto xin chia sẻ tới các bạn các cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng đầy hiệu quả cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này
Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng (tiếng Anh là Potential customer, Prospect hoặc Lead) là các cá nhân hay tổ chức đang có nhu cầu mua sản phẩm, muốn sở hữu sản phẩm và có khả năng về tài chính để đưa ra quyết định mua hàng/sản phẩm mà bạn cung cấp.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp luôn phải tìm trăm phương nghìn kế để thu hút khách hàng. “Ném tiền qua cửa sổ” cho nhiều hình thức quảng quảng cáo mà kết quả mang lại không như mong đợi. Tại sao lại như vậy?
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là các doanh nghiệp không hiểu rõ về khách hàng – người mà họ tiếp cận và bán hàng ngay từ đầu hoặc tiếp cận sai đối tượng mục tiêu. Nếu bạn không có phương pháp để tìm kiếm hoặc tạo ra khách hàng tiềm năng, sản phẩm bị ứ đọng không tiêu thụ được là điều tất yếu.
Lợi ích của các cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng
1. Là nguồn doanh thu tiềm năng
Tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng tương đối cao và họ có thể là một trong những đối tượng giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu trong tương lai.
Nếu doanh nghiệp có các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng và khai thác được đúng nhóm đối tượng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thuyết phục họ mua hàng. Từ đó, chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực tế và thúc đẩy doanh số bán hàng.
2. Cung cấp những thông tin cho doanh nghiệp
Việc tìm hiểu về khách hàng tiềm năng nói chung và các cách thức tìm kiếm khách hàng tiềm năng nói riêng cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình cũng như những nhu cầu, xu hướng tiêu dùng hiện tại của thị trường.
Có thể nói, nhóm khách hàng này không những là đối tượng bán hàng tiềm năng mà còn là nguồn thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp định hình và điều chỉnh chiến lược bán hàng và marketing hiệu quả.
3. Giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu
Doanh nghiệp có các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng tối ưu và hiệu quả sẽ là cơ hội để thương hiệu được nhiều người biết đến hơn. Nhóm người này có thể sẵn sàng chia sẻ cho người thân và bạn bè về sản phẩm, dịch vụ của bạn thông qua truyền miệng hay mạng xã hội,...
Đây chính là hình thức marketing 0 đồng mà doanh nghiệp có thể tận dụng. Tuy nhiên, cần đảm bảo những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp phải mang lại giá trị xứng đáng cho khách hàng.
4. Là một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động
Việc thu hút được lượng lớn người quan tâm và có nhu cầu về sản phẩm phản ánh hiệu quả bán hàng và tiếp thị vượt trội.
Do đó, có thể coi công đoạn xác định chính xác khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự chính là một tiêu chí để đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp.
Khách hàng tiềm năng bao gồm những nhóm nào
1. Tín đồ sản phẩm và thương hiệu
Đây là những khách hàng trung thành, luôn tin tưởng và ủng hộ thương hiệu. Họ sẵn sàng mua sản phẩm mới và thường xuyên giới thiệu sản phẩm cho người khác. Với nhóm này, các chiến lược tiếp thị đơn giản cũng có thể mang lại hiệu quả cao. Ví dụ, Apple có một lượng lớn “tín đồ” luôn háo hức chờ đợi và mua các sản phẩm mới mà không cần đến nhiều nỗ lực tiếp thị từ công ty.
2. Người hoài nghi và tham khảo
Nhóm này bao gồm những người quan tâm đến sản phẩm nhưng vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu và so sánh giữa các thương hiệu khác nhau. Họ cần thêm thời gian để thu thập thông tin, đặt ra nhiều câu hỏi và so sánh về giá cả, lợi ích trước khi quyết định mua. Chiến lược tiếp thị cho nhóm này nên tập trung vào cung cấp thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc của họ.
3. Người chưa có quyết định rõ ràng
Đây là những khách hàng chưa quyết định liệu có nên tìm hiểu về thương hiệu hoặc sản phẩm hay không. Họ có rất ít hoặc không có kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Do đó, các chiến lược tiếp thị cần nhắm đến việc tiếp cận nhóm này trước tiên, với thông điệp rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ, tầng lớp trung lưu thường là khách hàng tiềm năng bên lề của các nhà sản xuất ô tô cao cấp.
Các cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả
1. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua mạng xã hội
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ số và sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng của mình.
Để tìm kiếm được khách hàng trên mạng xã hội, trước tiên bạn cần xác định được chân dung khách hàng tiềm năng của mình và hình dung được thói quen, hành vi của họ trên các trang mạng xã hội.
Từ đó, bạn tham gia vào các trang, hội nhóm – nơi tập trung nhiều khách hàng để quảng cáo, giới thiệu thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp một cách khéo léo.
2. Nguồn tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua email marketing
Tương tự như các trang mạng xã hội, với thời đại công nghệ số hiện nay, email cũng là một trong những phương pháp tìm kiếm khách hàng hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Để thu thập email từ khách hàng, bạn có thể sưu tập những tài liệu cung cấp kiến thức hữu ích cho khách hàng, chương trình khuyến mãi, catalogue chào hàng, … và mời khách hàng đăng ký nhận bằng cách gửi qua mail.
Sau khi đã có được mail của khách, hãy soạn ngay những chương trình khuyến mãi, chào hàng mới với nội dung chắc lọc, hình ảnh bắt mắt, dễ hiểu để gửi ngay cho họ.
3. Thông qua KOL, KOC
KOL, KOC là những người có lượng theo dõi cao trên các loại hình truyền thông số (Youtube, TikTok, Instagram, Facebook,...). Do đó, việc KOL, KOC quảng cáo một sản phẩm nào đó có thể được nhiều người quan tâm và quyết định mua hàng. Theo đó, KOL, KOC sẽ quảng cáo sản phẩm thông qua livestream bán hàng, video review sản phẩm, bài đăng review sản phẩm trên trang cá nhân của họ và có thể dẫn link mua hàng trong bài viết hoặc phần bình luận.
Một số KOL, KOC đang nổi hiện nay shop có thể tham khảo như Vũ Duy, Diệp Lê (làm đẹp); Giang Ơi, Tun Phạm (lifestyle);... Chủ shop có thể lựa chọn hợp tác với những KOL, KOC phù hợp với ngành hàng, có nhiều người theo dõi để quảng bá sản phẩm. Cách này giúp shop tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và doanh thu hiệu quả.
4. Thông qua SEO website
SEO website là quá trình tối ưu hóa, nâng cao thứ hạng và khả năng hiển thị của trang web trên công cụ tìm kiếm. Qua đó, website của shop được nhiều khách hàng tiềm năng nhìn thấy và truy cập. Vì người tiêu dùng có thói quen tham khảo thông tin sản phẩm liên quan ở các trang web hiển thị đầu tiên.
Để SEO website hiệu quả, tìm kiếm nhiều khách hàng shop nên:
- Chọn từ khóa phù hợp với thị trường mục tiêu mà shop hướng đến. Chủ shop nên dựa vào sở thích mua sắm của khách hàng và sản phẩm của shop để chọn từ khóa tốt nhất.
- Xây dựng backlink là hoạt động đặt liên kết website chính của shop tại một trang web khác để đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
- Nội dung trên trang web nên tập trung vào thị trường mục tiêu, đồng thời phân bố từ khóa đều trong bài viết để gia tăng thứ hạng tìm kiếm của shop trên Google. Ngoài ra, shop cũng nên tham khảo cách tối ưu hóa nội dung như thêm tiêu đề trang dựa trên từ khóa, thêm từ khóa phụ, thêm hình ảnh,....
5. Tận dụng quảng cáo trực tuyến
Doanh nghiệp cần tận dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến phổ biến hiện nay như Facebook Ads, Google Ads, Tiktok Ads,.. để định vị khách hàng tiềm năng cho mình. Phương pháp này giúp khách hàng biết được thông điệp quảng cáo mà thương hiệu muốn truyền tải thông qua việc tìm kiếm từ khóa tương đồng với nội dung bạn đã thiết lập trước đó. Bạn cũng có thể đặt mức ngân sách hàng tháng cho quảng cáo và tự theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch một cách chủ động.
6. Tham dự các sự kiện, triển lãm và hội nghị
Các sự kiện triển lãm, trung tâm thương mại là cơ hội tuyệt vời để bạn giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình trực tiếp đến với khách hàng. Đồng thời, bạn cũng nên tận dụng mạng lưới cá nhân của mình để mở rộng phạm vi quảng bá. Cách đơn giản là bạn có thể chia sẻ sản phẩm với gia đình, bạn bè để họ có cơ hội sử dụng, trải nghiệm và chia sẻ với những người khác.
7. Thông qua kênh Telesales
Telesales là một phương pháp tiếp thị phổ biến mà vẫn được nhiều doanh nghiệp và cửa hàng sử dụng. Để triển khai phương pháp này, bạn cần có danh sách những thông tin chi tiết về khách hàng tiềm năng bao gồm tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, sở thích,…. Điều này giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó thuyết phục họ quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Xem thêm:
- Nghiên cứu thị trường là gì? Các phương pháp phổ biến hiện nay
- Dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads Hải Phòng
Trên đây Pareto vừa chia sẻ cách tìm khách hàng tiềm năng đem lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Cùng với đó là lợi ích và các nhóm khách hàng tiềm năng phổ biến nhất hiện nay. Để được tư vấn cụ thể về các cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng, hãy liên hệ chúng tôi theo số 0979.765.097 - 0979.386.853. Xin chân thành cảm ơn.