Các ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh hiệu quả nhất

Pareto Tác giả Pareto 06/12/2024 22 phút đọc

Mùa tuyển sinh là thời điểm các trường học, trung tâm đào tạo cạnh tranh để thu hút học viên. Trong bối cảnh đó, truyền thông sáng tạo trở thành chìa khóa giúp thương hiệu nổi bật giữa vô vàn lựa chọn. Trong bài viết này, hãy cùng Pareto khám phá các ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh độc đáo nhất, giúp bạn thu hút học viên nhanh chóng. Theo dõi ngay nhé!

Tại sao cần làm truyền thông cho mùa tuyển sinh?

Mùa tuyển sinh là cơ hội "vàng" để các trường học, trung tâm giáo dục tiếp cận và thu hút học viên tiềm năng. Tuy nhiên, đây là thời điểm có độ cạnh tranh cực kỳ cao. Nếu không biết cách marketing truyền thông, bạn sẽ bị chìm nghỉm giữa hàng trăm đối thủ khác. Một chiến dịch truyền thông hiệu quả sẽ giúp gia tăng sự nhận diện thương hiệu, xây dựng niềm tin, và thuyết phục học viên lựa chọn chương trình đào tạo.

Học viên ngày nay không chỉ quan tâm đến nội dung học tập mà còn đánh giá cao các giá trị bổ sung như cơ sở vật chất, lộ trình nghề nghiệp và sự hỗ trợ sau khóa học. Phụ huynh cũng đòi hỏi thông tin minh bạch để đảm bảo "đầu tư" vào giáo dục con em là đúng đắn. Khi này, bạn cần có các ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh thật sự hiệu quả, từ đó xây dựng hình ảnh uy tín và thu hút người xem. 

Tại sao cần làm truyền thông cho mùa tuyển sinh
Mùa tuyển sinh là thời điểm các trường học, trung tâm đào tạo cần đẩy mạnh truyền thông

Các ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh thu hút nhất

Truyền thông sáng tạo không chỉ là công cụ mà còn là "vũ khí chiến lược" giúp các đơn vị giáo dục vượt qua thách thức và tỏa sáng trong mùa tuyển sinh. Khi thực hiện đúng cách, chúng sẽ biến sự cạnh tranh thành cơ hội để xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và thu hút đúng nhóm học viên mục tiêu.

Triển khai viral marketing

Viral marketing (tiếp thị lan truyền) là chiến lược marketing sử dụng nội dung độc đáo, thú vị để thu hút sự chú ý của người xem một cách tự nhiên. Không chỉ xem, viral marketing còn khuyến khích họ tự nguyện chia sẻ với bạn bè, người thân qua mạng xã hội, hoặc truyền miệng trực tiếp. Khi nội dung được lan truyền rộng rãi, thương hiệu và các thông điệp truyền thông sẽ được tiếp cận với một lượng lớn người xem mà không cần chi phí quảng cáo quá lớn.

Có nhiều cách để làm viral marketing cho mùa tuyển sinh, ví dụ:

  • Video quảng cáo cảm xúc: Ví dụ, trung tâm đào tạo làm video quảng cáo kể về hành trình học tập của một học viên, trải qua nhiều khó khăn nhưng đã đạt được thành công. Video được chia sẻ rộng rãi vì chạm đến cảm xúc của nhiều người.
  • Hashtag và thử thách trên mạng xã hội: Một trường học tổ chức thử thách video ngắn kèm hashtag, nơi các em học sinh thực hiện những video dễ thương. Những nội dung này được lan truyền mạnh mẽ nhờ mang tính giải trí cao.
  • Nội dung hài hước hoặc bất ngờ: Ví dụ, đăng meme hài hước liên quan đến việc tuyển sinh. Hay một trường học làm video parody bài hát nổi tiếng, thay lời bài hát bằng các thông tin về khóa học và hoạt động của trường. Video vừa hài hước vừa cung cấp thông tin, khiến người xem dễ dàng ghi nhớ.
Ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh - viral marketing
Nội dung hài hước rất dễ thu hút người xem tương tác

Kết hợp với các KOL, Influencers

KOL là  những người có chuyên môn hoặc tiếng nói trong một lĩnh vực cụ thể. Họ có thể là giáo viên, chuyên gia giáo dục, hoặc các cá nhân nổi tiếng trong ngành học tập, được đông đảo phụ huynh, học sinh tôn trọng. Còn influencer là những người có ảnh hưởng mạnh trên mạng xã hội nhờ vào lượng người theo dõi lớn và khả năng tạo xu hướng. Họ thường tập trung vào các lĩnh vực như thời trang, ẩm thực, hoặc đời sống hàng ngày.

Để đạt hiệu quả, cần lựa chọn KOL/Influencer phù hợp với đặc thù và mục tiêu của chiến dịch truyền thông:

  • Phải phù hợp với đối tượng học viên và phụ huynh: KOL/Influencer phải có lượng người theo dõi là học sinh, sinh viên, hoặc phụ huynh. Ví dụ, nếu bạn là trung tâm đào tạo tiếng Hàn và du học, bạn nên kết hợp với các KOL đang là du học sinh tại Hàn Quốc, hoặc có bằng TOPIK cao được nhiều người theo dõi. 
  • Độ uy tín và ảnh hưởng: Bạn nên chọn người có chuyên môn, có khả năng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình. Ngoài ra, họ phải có hình ảnh tích cực, nội dung nhất quán và phù hợp với lĩnh vực giáo dục.
  • Quy mô chiến dịch: Với chiến dịch nhỏ, bạn chọn micro-influencer (người có 10.000-50.000 người theo dõi) để tối ưu chi phí. Với chiến dịch lớn, bạn hợp tác với macro-influencer hoặc KOL có tầm ảnh hưởng rộng trong cộng đồng.

Một số ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh bằng cách kết hợp với KOL:

  • Sử dụng KOL để thực hiện video hoặc bài viết chia sẻ kinh nghiệm chọn trường, lợi ích của khóa học.
  • Influencer đăng tải hình ảnh/video trải nghiệm tại trường, tham gia các sự kiện, workshop. Ví dụ, một bà mẹ nổi tiếng trên mạng xã hội cho con tham dự lễ hội tuyển sinh.
  • Mời KOL làm diễn giả tại hội thảo hướng nghiệp, talk show dành cho phụ huynh và học sinh.
  • Hợp tác với Influencer theo mô hình affiliate: họ nhận hoa hồng khi giới thiệu học viên đăng ký.
Ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh - Kết hợp KOL
Mời các nhân vật nổi tiếng tới trải nghiệm cơ sở vật chất và tham gia sự kiện của trường

Xem thêm: Mẫu content cho trung tâm Tiếng Anh hay nhất

Tổ chức các sự kiện trực tiếp hoặc trực tuyến

Tổ chức sự kiện cũng là một ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh khá hay và hiệu quả:

  • Hội thảo hướng nghiệp: Đây là một sự kiện trực tiếp hoặc trực tuyến tập trung vào việc giúp học sinh hiểu rõ hơn về các ngành nghề, lộ trình học tập và xu hướng thị trường lao động. Các trường có thể mời diễn giả là chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể, hoặc cựu sinh viên thành công để chia sẻ câu chuyện thực tế và kinh nghiệm làm việc. Hội thảo thường đi kèm các hoạt động như phần hỏi đáp, tham gia thảo luận nhóm hoặc các demo các buổi cố vấn cá nhân. 
  • Talk show truyền cảm hứng: Talk show là một định dạng sự kiện linh hoạt, kết hợp giữa chia sẻ kiến thức và yếu tố giải trí. Các chủ đề có thể xoay quanh trải nghiệm học tập, bí quyết phát triển bản thân hoặc chia sẻ câu chuyện thành công. Talkshow có thể tổ chức trực tiếp tại trường, hoặc online trên mạng xã hội. Ưu điểm của hình thức này là sự tương tác gần gũi, mang lại cảm giác kết nối chân thực giữa trường và đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, bạn có thể mời các KOL lĩnh vực giáo dục để thu hút sự chú ý.
  • Buổi tư vấn trực tuyến qua Zoom: Các buổi tư vấn qua Zoom là cách tiếp cận thuận tiện để giải đáp thắc mắc của phụ huynh và học viên, đặc biệt trong bối cảnh hạn chế di chuyển. Trường có thể tổ chức các phòng tư vấn theo chuyên đề, ví dụ: chương trình học, học bổng, hoặc định hướng ngành nghề. Ưu điểm cả hình thức này là người xem có thể tham gia từ bất kỳ đâu, làm tăng khả năng tiếp cận đối tượng.
Tổ chức hội thảo mùa tuyển sinh
Ví dụ về trường Dewey School tổ chức hội thảo để cha mẹ chuẩn bị cho con vào lớp 1

Làm video quảng cáo hấp dẫn

Marketing bằng video đang ngày càng phổ biến nhờ khả năng truyền tải thông điệp một cách sinh động, dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh. Nổi bật nhất trong số đó là các video ngắn (short form video), phổ biến thông qua nền tảng TikTok. Các video ngắn chỉ kéo dài từ 15 - 60 giây, nhưng có khả năng thu hút mạnh mẽ, gây chú ý ngay từ 3 giây đầu.

Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh như sau:

  • Hành trình của học viên xuất sắc: Quay lại câu chuyện thật của một học viên nổi bật từ khi nhập học đến lúc thành công. Tập trung vào cảm xúc và giá trị mà trường mang lại.
  • "Một ngày tại trường": Video ngắn quay lại hoạt động thường ngày tại trường như giờ học, các buổi ngoại khóa, không gian thư viện, và các buổi giao lưu. Phụ huynh và học sinh sẽ cảm nhận rõ môi trường học tập năng động.
  • Hỏi đáp cùng giảng viên/học viên cũ: Làm video phỏng vấn ngắn với giáo viên hoặc cựu học viên. Nội dung có thể xoay quanh lý do chọn trường, lợi ích của chương trình đào tạo hoặc lời khuyên cho học viên mới.
  • Video theo trend: Tạo video viral theo xu hướng mới nhất và làm chúng trở nên liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Lưu ý, không phải trend nào bạn cũng nên theo, mà phải chọn lọc những trend tích cực, mang ý nghĩa tươi sáng. 
Ý tưởng truyền thông cho trường học - Làm video ngắn
Làm video ngắn giới thiệu về trường để người xem có cái nhìn sống động nhất

Chuỗi content giới thiệu trường học, khóa học

Ngoài video, có rất nhiều ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh mà bạn nên triển khai:

  • Chuỗi content giới thiệu nhân sự nhà trường: Mỗi bài đăng giới thiệu một giáo viên hoặc cán bộ nhà trường, nhấn mạnh kinh nghiệm và thành tích nổi bật. Bạn có thể lồng ghép câu chuyện cá nhân, sở thích hoặc các hoạt động thú vị của nhân sự để tạo cảm giác gần gũi.
  • Infographics tổng hợp thông tin: Infographics rất hữu ích cho phụ huynh và học sinh khi tìm hiểu về trường và khóa học. Sau đó, bạn có thể đăng infographics trên mạng xã hội, trên website, hoặc chia sẻ qua email marketing.
  • Tour ảo giới thiệu trường: Nếu có website, bạn có thể tạo tour ảo và mời gọi mọi người thử khám phá trường học hoặc trung tâm đào tạo. Từ đó, người xem có thể đánh giá tình hình cơ sở vật chất và thêm phần tin tưởng vào thương hiệu. 
Chuỗi content giới thiệu trường học
Giới thiệu đội ngũ giáo viên để tăng thêm uy tín cho trung tâm đào tạo

Xem thêm: Chiến lược marketing của trung tâm ngoại ngữ hiệu quả nhất

Các bước lập kế hoạch truyền thông mùa tuyển sinh

Sau khi đã có trong tay những ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh, bạn nên tìm hiểu các bước lên kế hoạch truyền thông. Một kế hoạch truyền thông tuyển sinh thường phải qua các giai đoạn như sau:

  • Xác định đối tượng người xem: Cần xác định rõ ràng các nhóm đối tượng: học sinh trung học (đối với các trường đại học, cao đẳng), phụ huynh của học sinh, và học sinh tiểu học đối với các trường mầm non. Phân tích độ tuổi, sở thích, thói quen sử dụng các kênh truyền thông sẽ giúp bạn tinh chỉnh chiến lược và thông điệp.
  • Chọn kênh truyền thông phù hợp: Mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok, YouTube) là các kênh phổ biến, dễ dàng tiếp cận và tăng tương tác. Email marketing phù hợp để giới thiệu thông tin chi tiết và các chương trình ưu đãi. Website là kênh cung cấp kiến thức chuyên sâu, cũng như thế hiện uy tín của trường. 
  • Chọn ngân sách: Ngân sách cần được chia thành các khoản cụ thể cho từng kênh truyền thông. Chẳng hạn, chi phí quảng cáo, sản xuất nội dung, chi phí sự kiện (nếu có), và các hoạt động bổ sung khác như khuyến mãi, học bổng. Việc dự toán chi phí dựa trên hiệu quả của từng kênh sẽ giúp tối ưu hóa chi tiêu.
  • Lên timeline triển khai: Cần lên kế hoạch chi tiết theo từng tuần hoặc từng tháng, phân chia các mốc thời gian quan trọng. Ví dụ, ngày mở cổng đăng ký tuyển sinh, ngày tổ chức sự kiện, ngày kết thúc đăng ký,…  Việc sáng tạo nội dung và quảng bá nội dung phải được phân bổ đều vào các giai đoạn này. 
Các bước lập kế hoạch truyền thông mùa tuyển sinh
Kênh mạng xã hội dùng để tăng tương tác, tạo sự gần gũi với người xem

Xem thêm: Kế hoạch thu hút học viên cho trung tâm đào tạo

Trên đây là một số ý tưởng truyền thông cho mùa tuyển sinh thu hút nhất. Áp dụng các ý tưởng truyền thông sáng tạo sẽ giúp chiến dịch tuyển sinh của bạn nổi bật giữa đám đông, thu hút sự chú ý của học viên tiềm năng, và tạo ấn tượng lâu dài với phụ huynh. Hãy thử nghiệm ngay những ý tưởng này và đừng quên theo dõi website Pareto để cập nhật thêm nhiều kiến thức marketing truyền thông hữu ích nhất!

Pareto
Tác giả Pareto Pareto
Bài viết trước Mẫu Content Storytelling hấp dẫn và thu hút người đọc nhất

Mẫu Content Storytelling hấp dẫn và thu hút người đọc nhất

Bài viết tiếp theo

Các công cụ AI viết Content hiệu quả và tốt nhất hiện nay

Các công cụ AI viết Content hiệu quả và tốt nhất hiện nay

Bài viết liên quan

Thông báo