Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo đạt hiệu quả
Hiện nay, những cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo đang là điều mà rất nhiều người tham khảo. Đặc biệt, Zalo là một trong những nền tảng nhắn tin, gọi điện có lượng người dùng đông đảo tại Việt Nam. Vì thế, đây là cơ hội mà bạn không thể bỏ lỡ để kinh doanh và giới thiệu sản phẩm tới nhiều người nhất. Vậy có những cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo nào mà bạn có thể sử dụng? Hãy cùng Pareto tìm hiểu chi tiết những phương pháp trong bài viết này
Tại sao nên tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo?
1. Lợi ích của việc sử dụng Zalo cho kinh doanh
Zalo không chỉ là một nền tảng giao tiếp mà còn là một công cụ kinh doanh hiệu quả. Với tính năng Zalo Official Account, doanh nghiệp có thể tạo ra các trang chuyên nghiệp để tương tác với khách hàng. Bạn có thể gửi tin nhắn, chia sẻ thông tin sản phẩm, và thậm chí là tổ chức các chương trình khuyến mãi.
So với các nền tảng khác, Zalo có lợi thế về việc tiếp cận trực tiếp và nhanh chóng tới người dùng Việt Nam.
2. So sánh với các nền tảng khác
Khi so sánh với Facebook hay Instagram, Zalo có một số ưu điểm nổi bật.
- Zalo có tính năng nhắn tin trực tiếp và không bị giới hạn bởi thuật toán hiển thị nội dung như Facebook.
- Người dùng Zalo thường có xu hướng tương tác cao hơn và dễ dàng chấp nhận lời mời kết bạn từ người lạ.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu Data Zalo khách hàng vô cùng đa dạng nên bạn có thể tiếp cận khách hàng nhanh chóng và tiện lợi
Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
3. Hệ sinh thái đa dạng
Một trong những điểm mạnh nổi bật nhất của Zalo đó chính là việc nền tảng này sở hữu hệ sinh thái đa dạng, có khả năng hỗ trợ cực kỳ hiệu quả cho doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tài khoản Zalo OA (Zalo Official Account): Zalo OA là tài khoản chính thức mà Zalo cung cấp cho các doanh nghiệp, có vai trò tương tự như các fanpage trên Facebook. Việc sở hữu một kênh chính thức như Zalo OA sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được sự uy tín, xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu hiệu quả. Đây cũng là một kênh giúp tiếp cận, tương tác và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
- Zalo Mini App: Zalo Mini App là một ứng dụng của Zalo, cho phép các doanh nghiệp thiết lập các tính năng hỗ trợ công việc kinh doanh, ví dụ như đăng tải sản phẩm, đặt hàng, thanh toán, tích điểm…Điểm mạnh của Zalo Mini App là có thể sử dụng trực tiếp trên Zalo mà không cần phải tải về điện thoại như App thông thường.
Các cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo miễn phí
1. Qua số điện thoại có sẵn
Cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng này đó là tham gia các hội chợ, triển lãm để tìm kiếm và thu thập số điện thoại của họ. Từ số điện thoại, bạn có thể dễ dàng liên hệ để truyền tải thông điệp và giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, việc sở hữu số điện thoại của khách hàng cũng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong khâu chăm sóc khách hàng sau này.
2. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo qua hội nhóm
Một cách làm nữa mà không mấy ai biết đến đó là tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua các hội nhóm trên Zalo. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định khu vực mục tiêu hướng đến. Sau đó, chọn mục kết bạn tại khu vực đó để kết bạn với các đối tượng khách hàng tiềm năng trong khu vực mà doanh nghiệp hướng đến.
Lưu ý, để xác định được họ có phải người tiêu dùng tiềm năng hay không, bạn cần dành chút thời gian để tìm hiểu thông tin của họ. Và sau khi đã gia nhập vào một nhóm bất kỳ ở khu vực mục tiêu hướng đến, hãy tiến hành giới thiệu, truyền tải khéo léo thông điệp sản phẩm/ dịch vụ đến với họ.
3. Chia sẻ mã QRHiện nay, tất cả các tài khoản Zalo cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp kinh doanh đều có một mã QR với hình ảnh đại diện tài khoản ở ngay phần trung tâm của mã QR. Việc có mã QR sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và nhanh chóng lan rộng độ phủ của doanh nghiệp bằng cách chia sẻ mã QR qua: tin nhắn, Facebook, Twitter, Instagram,... . Mục tiêu cuối cùng của cách làm này là tìm kiếm khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ “Quan tâm” Zalo Page của doanh nghiệp.
4. Sư dụng tính năng tìm quanh đây
Phương pháp tìm kiếm Data Zalo khách hàng rất đơn giản mà doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai được. Doanh nghiệp vào phần gợi ý kết bạn trong mục “Bạn quen trên ứng dụng”. Tại đây, Zalo sẽ gợi ý cho bạn những người có thể kết bạn trên Zalo, bao gồm người dùng thuộc cùng hội nhóm hoặc có điểm chung với tài khoản của người dùng trên Zalo doanh nghiệp.
Để tính năng này được phát huy hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp nên chuẩn hóa danh sách bạn bè và kết bạn với những khách hàng, người dùng chất lượng để Zalo gợi ý đúng những khách hàng tương tự.
5. Tiếp cận thông qua tài khoản Zalo OA
Ngoài ra bạn có thể thực hiện SEO với tài khoản Zalo official account (Zalo OA). Bằng cách thường xuyên đăng sản phẩm và dịch vụ lên Zalo OA và chú ý tối ưu hóa chuẩn SEO. Điều này giúp shop của bạn xuất hiện đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm. Hãy mời bạn bè thích Zalo OA để tăng uy tín và lượt thích cho shop của bạn.
Hơn nữa, bạn có thể lên kịch bản nhắn tin tự động cho khách hàng của mình với Zalo ZNS. Vừa tiết kiệm được thời gian vừa tối ưu được hiệu quả đạt được. Bạn có thể chăm sóc khách hàng theo hành trình và đưa dần vào phễu của doanh nghiệp. Đây cũng là một cách thông minh mà bạn không nên bỏ qua nếu mong muốn bán được nhiều sản phẩm hơn.
Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo trả phí
1. Quảng cáo Zalo Ads
Quảng cáo Zalo tuy có chi phí khá cao nhưng mức độ tiếp cận với các khách hàng tiềm năng là vô cùng lớn và nhanh chóng. Bằng cách này, doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện trên hầu khắp tất cả các mục shop cũng như mục cộng đồng để nhận được lượng người dùng tiềm năng mới.
Thường lượng người dùng đến từ quảng cáo Zalo Ads dao động từ 3000 đến 4000 người trong một tháng. Thậm chí có thể tăng lên 10.000 người nếu chất lượng sản phẩm và nội dung mặt hàng thực sự chất lượng.
2. Thuê KOLs
Thuê KOLs có lẽ là cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên zalo trả phí phổ biến nhất và mang đến hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp ứng dụng nó. Bạn hãy liên hệ với các KOLs có tầm ảnh hưởng và thích hợp với phong cách kinh doanh của doanh nghiệp để gia tăng thêm số lượng khách hàng tiềm năng lớn. Tuy chi phí bạn phải bỏ ra để thuê KOLs là khá cao nhưng hiệu quả mà nó mang đến sẽ khiến bạn bất ngờ.
3. Thuê dịch vụ tăng like
Tương tự với kênh mạng xã hội Facebook, có rất nhiều công ty dịch vụ chuyên tăng like cho Zalo Page của bạn để gia tăng thêm chất lượng người dùng cho doanh nghiệp. Chất lượng người dùng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ uy tín của doanh nghiệp và mức giá sản phẩm. Chính vì vậy, bạn cần tìm kiếm và xác định được công ty dịch vụ tăng like thực sự phù hợp và đáp ứng được mọi yêu cầu mà bạn đưa ra.
Hướng dẫn tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo
Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tiến hành quy trình dưới đây.
Bước 1: Nghiên cứu chân dung khách hàng
Bất kỳ một chiến dịch marketing nào cũng cần bắt đầu với xác định phân khúc thị trường mà sản phẩm hay dịch vụ hướng tới. Doanh nghiệp có thể khắc họa rõ chân dung khách hàng mục tiêu thông qua 3 cách sau:
- Nghiên cứu chi tiết theo 3 tiêu chí: nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, tâm lý học.
- Nghiên cứu dựa trên 5W1H: Who – Where – When – What – Why – How.
- Nghiên cứu dựa trên ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong marketing.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường và đối thủ
Doanh nghiệp cần phân tích insight của phân khúc khách hàng mục tiêu. Để phân chia thị trường thành các phân khúc nhỏ hơn với những khách hàng có sự tương đồng về sở thích, thói quen, nhân khẩu học, … Từ đó mới xác định các tiếp cận mỗi tệp khách hàng nhỏ đó.
Ngoài ra, phân tích đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố quan trọng để tìm ra điểm bán hàng độc đáo (USP – unique selling point), hoặc đánh vào phân khúc mà các đối thủ cạnh tranh đang bỏ quên, gọi là thị trường ngách.
Bước 3: Lên kế hoạch
Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu và tệp khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch và lựa chọn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên zalo. Kế hoạch nên bao gồm các mục tiêu cụ thể, phương pháp và công cụ sử dụng, lượng ngân sách và thời gian triển khai giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.
Bước 4: Tiến hành tiếp cận và thu hút khách hàng
Doanh nghiệp nên tiến hành cả tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo trả phí và miễn phí. Doanh nghiệp áp dụng nhiều cách tiếp cận, doanh nghiệp sẽ đạt được lượng khách hàng mục tiêu mong muốn trong thời gian ngắn.
Bước 5: Chăm sóc khách hàng
Sau khi đã thu hút được khách hàng tiềm năng, hoạt động chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng để duy trì mối quan hệ và xây dựng sự tin tưởng. Doanh nghiệp cần tương tác với khách hàng thông qua tin nhắn, gửi thông báo về các chương trình khuyến mãi hoặc sự kiện, hỏi thăm và lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng.
Bước 6: Đánh giá hiệu quả
Sau khi triển khai xong chiến dịch tìm kiếm khách hàng trên Zalo, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá hiệu quả của kế hoạch. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của chiến dịch. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm quý báu cho những chiến dịch tiếp theo.
Xem thêm:
- Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho doanh nghiệp
- Dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads Hải Phòng
Trên đây Pareto vừa giới thiệu cho các bạn các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo đầy hiệu quả. Cùng với đó là hướng dẫn xác định và tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả. Để được tư vấn cụ thể về các cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo, hãy liên hệ chúng tôi theo số 0979.765.097 - 0979.386.853. Xin chân thành cảm ơn.