Hướng dẫn cách kiểm tra website chuẩn SEO đầy đủ, chi tiết nhất

Pareto Tác giả Pareto 06/12/2024 37 phút đọc

Sau khi thiết kế và xây dựng website, việc kiểm tra website chuẩn SEO là bước quan trọng không thể bỏ qua. Website chuẩn SEO không chỉ giúp tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Vậy cách kiểm tra trang web chuẩn SEO là gì, cần lưu ý yếu tố nào? Hãy cùng Pareto khám phá chi tiết trong bài viết này!

Website chuẩn SEO là gì? Tại sao quan trọng?

Trước khi tham khảo cách kiểm tra website chuẩn SEO, hãy cùng tìm hiểu chuẩn SEO nghĩa là gì. Website chuẩn SEO (Search Engine Optimization) là một trang web được tối ưu hóa để thân thiện với công cụ tìm kiếm như Google và người dùng. Khi đạt chuẩn SEO, website có thể đạt được thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs), giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Ngược lại, nếu bạn mất nhiều tiền làm website mà không triển khai SEO thì coi như một sự lãng phí, vì web không tiếp cận được đến ai.

Một website chuẩn SEO không chỉ cải thiện khả năng hiển thị, mà còn tăng giá trị kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Người dùng thường chỉ xem các kết quả xuất hiện trên trang đầu tiên của Google. Website chuẩn SEO giúp bạn đạt thứ hạng cao, từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
  • Tăng lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic): Lưu lượng truy cập organic là nguồn khách hàng ổn định và bền vững. Website chuẩn SEO giúp bạn tận dụng điều này.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX): Website chuẩn SEO không chỉ thân thiện với công cụ tìm kiếm mà còn tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng. Ví dụ, dễ tìm kiếm thông tin, tải nhanh và hiển thị tốt trên mọi thiết bị.
  • Xây dựng uy tín và thương hiệu: Một website xuất hiện trên top đầu Google mang lại ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp và uy tín cho doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng sẽ có nhiều khả năng chọn bạn hơn là đối thủ.
  • Tối ưu chi phí marketing: SEO là một chiến lược dài hạn, tiết kiệm chi phí hơn so với quảng cáo trả phí (PPC) trong việc thu hút khách hàng. Nhờ SEO, website của bạn có thể thu về lượng truy cập ổn định mà không phụ thuộc vào Google Ads.
  • Cạnh tranh hiệu quả hơn: Trong môi trường kinh doanh trực tuyến, nếu website của bạn không chuẩn SEO, bạn có thể bị đối thủ vượt qua dễ dàng trên các công cụ tìm kiếm.
Tại sao website cần chuẩn seo
Website chuẩn SEO thân thiện với công cụ tìm kiếm và giúp tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng

Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra website chuẩn SEO

Vậy làm thế nào để kiểm tra website chuẩn SEO hay chưa? Có nhiều thứ để bạn đánh giá, ví dụ như sitemap, cấu trúc URL,… Dưới đây, Pareto sẽ tổng hợp những thứ bạn cần làm để check web chuẩn SEO nhanh nhất nhé!

Tên miền và hosting

Yếu tố đầu tiên để kiểm tra website chuẩn SEO là domain name và hosting:

Đối với việc tối ưu tên miền (Domain): 

  • Phản ánh rõ ngành nghề, dịch vụ: Tên miền nên phản ánh rõ ràng ngành nghề, dịch vụ hoặc sản phẩm mà website cung cấp. Ví dụ, nếu website bán bàn thờ, tên miền như banthocaocap.com sẽ hiệu quả hơn so với một tên miền không liên quan.
  • Chứa từ khóa chính (Keyword-rich domain): Một số từ khóa chính trong tên miền giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung của website ngay từ đầu. Tuy nhiên, không nên nhồi nhét từ khóa, vì Google đã giảm dần trọng số của Exact Match Domain (tên miền khớp chính xác từ khóa) để tránh spam.
  • Dễ nhớ, dễ gõ: Tên miền ngắn gọn, dễ phát âm và dễ gõ sẽ giúp người dùng nhớ lâu và truy cập dễ dàng hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Phần mở rộng tên miền: Nên chọn các phần mở rộng phổ biến như *.com, *.net, .org. Nếu kinh doanh trong nước, ưu tiên các tên miền địa phương như .vn hoặc .com.vn để tăng độ tin cậy với khách hàng và công cụ tìm kiếm.
  • Thời gian đăng ký lâu dài: Tên miền được đăng ký trong thời gian dài (3–5 năm trở lên) có thể được Google xem là tín hiệu của một website nghiêm túc và ổn định.

Đối với cách tối ưu hosting:

  • Tốc độ nhanh: Tốc độ tải trang là yếu tố xếp hạng quan trọng. Chọn hosting có tài nguyên đủ mạnh để đáp ứng lưu lượng truy cập lớn và không bị gián đoạn. Ưu tiên hosting sử dụng công nghệ SSD (Solid State Drive) thay vì HDD để cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu.
  • IP server: Nếu bạn SEO web ở Việt Nam, nên chọn hosting có server đặt tại Việt Nam để giảm độ trễ khi người dùng truy cập. Điều này cải thiện trải nghiệm và tốc độ tải trang.
  • Chứng chỉ SSL: Hosting cần hỗ trợ cài đặt chứng chỉ SSL (HTTPS) miễn phí hoặc dễ dàng. HTTPS là yếu tố bắt buộc cho SEO hiện nay, giúp tăng độ tin cậy và bảo mật cho người dùng.
cách kiểm tra website chuẩn seo qua domain, hosting
Nếu web tại Việt Nam thì nên dùng dịch vụ hosting của Việt Nam

Kiểm tra sitemap của website

Cách kiểm tra web chuẩn SEO tiếp theo là qua sitemap. Sitemap là một tệp tin để khai báo Google về cấu trúc của website. Sitemap giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng khám phá và index các trang mới, đặc biệt hữu ích cho các website lớn hoặc có cấu trúc phức tạp. Đối với các website có cấu trúc liên kết kém hoặc không có liên kết nội bộ đầy đủ, sitemap đóng vai trò như "bản đồ" để đảm bảo tất cả các trang quan trọng được thu thập thông tin.

Để kiểm tra xem website của bạn đã có sitemap hay chưa, bạn hãy dùng các cách sau:

  • Hãy thử nhập các đường dẫn sau trên trình duyệt: https://example.com/sitemap.xml hoặc https://example.com/sitemap_index.xml. Nếu sitemap tồn tại, trình duyệt sẽ hiển thị nội dung file XML.
  • Vào Google Search Console của website, vào mục sitemap xem sitemap đã được gửi hay chưa.
  • Sử dụng một số công cụ như XML Sitemap Validator hoặc Screaming Frog,…

Nếu chưa có, bạn phải tạo ngay sitemap cho website, sau đó gửi lên Google Search Console. Hiện nay, bạn có thể tạo sitemap thông qua các plugin cho Wordpress như Yoast SEO, Rank Math SEO (kích hoạt tính năng sitemap). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ tạo sitemap như XML-Sitemaps.com.

Kiểm tra website chuẩn seo với sitemap
Sitemap được dùng để báo cáo cấu trúc website cho Google

Tối ưu URL cho website

URL đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra website chuẩn SEO, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lập chỉ mục, thứ hạng tìm kiếm và trải nghiệm người dùng:

  • Nội dung chính được chuyển thành URL thân thiện: URL phải thể hiện nội dung chính, dễ hiểu cho cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Loại bỏ các ký tự đặc biệt, dấu chấm câu hoặc chữ cái không thuộc bảng mã ASCII (như tiếng Việt có dấu). Ví dụ, một URL tốt là domain.com/cach-toi-uu-url-cho-seo, còn một URL kém là domain.com/post123456 vì không thể hiện được nội dung chính.
  • Chứa từ khóa chính: URL chứa từ khóa chính sẽ cải thiện khả năng hiểu nội dung bài viết của Google và tăng tỷ lệ nhấp (CTR) vì người dùng nhận ra nội dung liên quan đến truy vấn của họ. Nhưng không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa, ngoài ra không nên gây hiểu nhầm. 
  • Hạn chế độ dài URL (3 cấp tính từ domain): Bạn nên sắp xếp cấu trúc danh mục hợp lý, tránh tạo quá nhiều danh mục con không cần thiết. Ví dụ, một URL kém là domain.com/cap1/cap2/cap3/cap4/cap5/baiviet. 
  • Rewrite URL: Rewrite URL giúp loại bỏ các ký tự không cần thiết, biến URL trở nên "đẹp" hơn. Ví dụ, trước đó, URL là domain.com/index.php?id=123&category=456. Sau khi được rewrite, URL là domain.com/san-pham/camera-giam-sat. Lưu ý, nên dùng dấu gạch ngang “-” vì ký tự này được Google ưu tiên xử lý như dấu cách, giúp từ khóa trong URL được nhận diện riêng biệt. Còn dấu gạch dưới “_” không được coi là dấu cách, khiến việc nhận diện từ khóa kém hơn.
Kiểm tra web chuẩn seo - tối ưu url
URL phải thể hiện nội dung chính, dễ hiểu cho cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm

Bố cục website thống nhất và rõ ràng

Bố cục website là tiêu chí quan trọng khi check web chuẩn SEO. Việc áp dụng cấu trúc Silo là một trong những phương pháp tối ưu nhất. Cấu trúc silo giúp tổ chức nội dung website theo từng chủ đề hoặc nhóm liên quan, cải thiện khả năng index của Google và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Cụ thể:

  • Xác định các chủ đề chính và các phân mục con: Chủ đề chính là các từ khóa chính mà bạn muốn website của mình xếp hạng. Ví dụ, nếu bạn có một website bán điện thoại, chủ đề chính có thể là "Sản phẩm điện thoại." Mỗi chủ đề chính sẽ được chia thành các phân mục con nhỏ hơn, giúp làm rõ chủ đề đó và dễ dàng quản lý nội dung. Ví dụ, "Điện thoại phân khúc giá rẻ," “Điện thoại phân khúc trung”, “Điện thoại Samsung”, “Điện thoại Iphone”,…
  • Xây dựng URL chuẩn SEO cho từng silo: URL của mỗi trang phải phản ánh đúng cấu trúc silo, giúp Google hiểu rõ nội dung của từng nhóm. Ví dụ, www.website.com/san-pham-dien-tu/dien-thoai
  • Liên kết nội dung: Liên kết nội bộ là một phần quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc silo. Mỗi trang trong một silo nên liên kết với các trang khác trong cùng silo, nhưng tránh liên kết quá mức với các silo khác. Điều này giúp Google dễ dàng theo dõi mối quan hệ giữa các trang và hiểu được chủ đề chính của website.
Check web chuẩn seo qua bố cục
Tối ưu hóa website chuẩn SEO với bố cục Silo

Cho phép tối ưu meta title và meta description

Meta title là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xếp hạng SEO và tỷ lệ nhấp (CTR) trên kết quả tìm kiếm. Tiêu đề này cần thu hút người dùng và đồng thời bao gồm từ khóa chính để cải thiện khả năng xếp hạng trên Google. Meta title nên có độ dài từ 50 - 60 ký tự, tránh bị cắt ngắn trên SERP. Meta title phải chứa từ khóa chính, càng gần phía đầu càng tốt. Bên cạnh đó nên sử dụng những ngôn ngữ mạnh, thúc đẩy người xem click vào. 

Meta description là đoạn mô tả ngắn giúp người dùng hiểu thêm về nội dung bài viết trước khi nhấp vào. Cũng như meta title, meta des phải có độ dài trong quy định (từ 120 - 160 ký tự), bao gồm từ khóa chính và giới thiệu tổng quan về nội dung bài viết. 

Muốn tối ưu meta title và meta des, bạn cần sử dụng các SEO plugin phổ biến như Yoast SEO, Rank Math,… Khi chỉnh sửa bài viết hoặc trang, kéo xuống phần Yoast SEO Meta Box hoặc Rank Math để nhập nội dung tương ứng. Dựa vào thanh đánh giá màu sắc của Yoast (hoặc điểm của Rank Math), đảm bảo tiêu đề và mô tả nằm trong độ dài tối ưu (thanh xanh lá cây).

Tối ưu web chuẩn seo qua meta title
Meta title là tiêu đề của bài viết hiển thị trên SERP

Thiết lập các thẻ heading

Thẻ Heading là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO Onpage, đóng vai trò định hướng và tổ chức nội dung trên một trang web. Chúng không chỉ giúp Google hiểu cấu trúc và nội dung bài viết mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng (UX). 

Trong HTML, có 6 cấp độ thẻ Heading, từ H1 đến H6. Chúng được ưu tiên theo thứ tự giảm dần, với mức độ quan trọng giảm dần từ H1. Trong đó:

  • H1 là tiêu đề chính của trang, chỉ có 1 H1 duy nhất (lưu y phân biệt H1 và Meta Title). 
  • H2 là tiêu đề phụ cấp 1, giúp chia nội dung thành các phần chính. 
  • H3 là tiêu đề phụ cấp 2, được sử dụng để phân chia nội dung trong các phần do H2 quản lý.
  • Tương tự cho các heading sau,…  

Các heading này nên được sắp xếp một cách logic, theo trình tự từ cao đến thấp, không được nhảy cấp, ví dụ từ H1 đến H3 mà không có H2. Ngoài ra, bạn không sử dụng tiêu đề trùng lặp trong cùng một bài viết hoặc trên nhiều trang khác nhau để tránh làm loãng nội dung.

Kiểm tra trang web chuẩn seo qua heading
Heading phải được sắp xếp theo trình tự logic, từ cao đến thấp

Hình ảnh website được tối ưu

Yếu tố tiếp theo khi kiểm tra website chuẩn SEO là hình ảnh. Hình ảnh trên website phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Chất lượng hình ảnh đẹp: Hình ảnh chất lượng cao thu hút sự chú ý, tăng mức độ chuyên nghiệp của website, và giữ chân người dùng lâu hơn. Hình ảnh mờ, không sắc nét sẽ gây cảm giác thiếu tin cậy. Bạn cũng nên tránh sử dụng hình ảnh có logo, watermark của bên khác vì dễ vi phạm bản quyền và gây mất thiện cảm.
  • Cung cấp alt và mô tả: Alt text giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung ảnh, hỗ trợ cải thiện xếp hạng. Ngoài ra, alt text giúp hình ảnh dễ dàng xuất hiện trên Google Images. Mỗi ảnh nên có một alt text ngắn gọn, súc tích, bao quát nội dung chính (khoảng 125 ký tự), kết hợp sử dụng từ khóa một cách tự nhiên. Còn mô tả/chú thích là để bạn trình bày rõ hơn về nội dung ảnh và nội dung phần trên.
  • Tối ưu kích thước ảnh: Hình ảnh dung lượng lớn làm tăng thời gian tải trang, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng SEO. Bạn nên dùng các công cụ nén ảnh, như TinyPNG, TinyJPG để tối ưu dung lượng. 
Cách kiểm tra web chuẩn seo qua hình ảnh
Hình ảnh phải thêm alt để công cụ tìm kiếm nhận diện

Website đã được index bởi Google

Website cần được index bởi Google để xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm. Nếu không được index, nội dung của website sẽ không bao giờ được hiển thị cho người dùng khi họ tìm kiếm thông tin liên quan trên Google. Vậy làm sao để kiểm tra xem web đã được index hay chưa? Dưới đây là một số cách:

  • Dùng lệnh "site:" trên Google: Cách đơn giản nhất để kiểm tra xem website đã được Google index hay chưa là sử dụng lệnh tìm kiếm site:domain.com. Nếu trang web đã được index, Google sẽ hiển thị các trang có trong kết quả tìm kiếm của nó. Nếu không có kết quả nào, tức là website hoặc trang đó chưa được index.
  • Google Search Console: Để có thông tin chi tiết và chính xác hơn, bạn có thể sử dụng Google Search Console (GSC). Sau khi đăng ký và kết nối website của bạn với GSC, vào phần "Coverage" (Phạm vi) để xem tất cả các trang đã được Google index. GSC cũng cung cấp thông tin về các lỗi trong quá trình thu thập dữ liệu (crawl errors) nếu có, giúp bạn khắc phục và cải thiện quá trình index. 
  • Sử dụng công cụ của bên thứ ba: Có một số công cụ SEO như Ahrefs, SEMrush, hoặc Moz cũng cung cấp thông tin về việc trang web đã được index hay chưa. Ngoài ra, các công này cũng cho phép phân tích các yếu tố liên quan đến hiệu suất SEO của website. 
  • Kiểm tra thông qua Robots.txt hoặc Meta Tags: Đảm bảo rằng không có bất kỳ chỉ dẫn nào trong tệp robots.txt hoặc meta tags ngăn Googlebot thu thập dữ liệu và index trang web của bạn. 
Check web chuẩn seo qua index google
Web chuẩn SEO phải có khả năng được index bởi Google

Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động

Để cải thiện tính thân thiện với thiết bị di động của website, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Thiết kế responsive: Sử dụng media queries để điều chỉnh layout của website phù hợp với nhiều kích thước màn hình khác nhau. Điều này giúp trang web tự động thay đổi cấu trúc và nội dung khi người dùng truy cập từ các thiết bị khác nhau, chẳng hạn như điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính để bàn. Ngoài ra, bạn có thể chuyển đổi từ chế độ cột ngang sang cột dọc để tối ưu hóa không gian cho màn hình nhỏ.
  • Thiết kế giao diện người dùng đơn giản và dễ thao tác: Tránh làm cho trang web trở nên quá phức tạp với quá nhiều thông tin hoặc yếu tố tương tác. Sử dụng các nút gọi hành động (CTA) rõ ràng, dễ nhìn và có kích thước phù hợp để người dùng có thể nhấn dễ dàng bằng ngón tay. 
  • Kích thước văn bản: Văn bản trên thiết bị di động cần đủ lớn để đọc, không nhỏ quá mức khiến người dùng phải phóng to. Các tiêu đề, đoạn văn bản và nút bấm cũng cần có kích thước hợp lý.
  • Cải thiện khả năng tương tác trên di động:  Các thanh menu phải dễ dàng truy cập và thao tác, chẳng hạn như các menu thả xuống hoặc nút hamburger (menu ba dấu gạch ngang) cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung trên các màn hình nhỏ. Đảm bảo rằng các nút bấm, liên kết và các yếu tố tương tác khác có đủ diện tích để người dùng có thể nhấn chính xác, giảm khả năng nhấn sai.
  • Áp dụng AMP: Nếu website của bạn có nhiều nội dung tĩnh như bài viết blog hoặc tin tức, việc áp dụng AMP sẽ giúp tăng tốc độ tải trang trên các thiết bị di động và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Check web chuẩn seo - thân thiện với di động
Web phải được tối ưu cho nhiều thiết bị, từ laptop đến điện thoại

Tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc kiểm tra website chuẩn SEO. Google sử dụng tốc độ tải trang làm một yếu tố trong thuật toán xếp hạng. Nếu trang web của bạn tải chậm thì sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Tốc độ tải trang cũng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng (UX) — nếu trang tải quá lâu, người dùng có thể rời bỏ trang trước khi tải xong, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và thời gian ở lại trang.

Một số cách kiểm tra tốc độ tải trang:

  • Google PageSpeed Insights: Công cụ này không chỉ cho bạn biết tốc độ tải trang mà còn cung cấp thông tin chi tiết về các vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ và cách khắc phục. 
  • GTmetrix: Cung cấp phân tích chi tiết về thời gian tải trang, thời gian kết nối và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất website. 
  • WebPageTest: Đo lường tốc độ tải trang từ nhiều vị trí, trình duyệt và tốc độ mạng khác nhau.

Các cách giúp bạn tối ưu tốc độ tải trang là:

  • Giảm dung lượng ảnh: Hình ảnh chiếm phần lớn dung lượng trang web, vì vậy việc giảm dung lượng ảnh mà vẫn đảm bảo chất lượng là rất quan trọng. Bạn có thể dùng định dạng JPEG thay vì PNG nếu không cần đến độ trong suốt. Để giảm dung lượng hãy dùng các công cụ nén ảnh, ngoài ra dùng tính năng lazy loading - chỉ tải ảnh khi người dùng cuộn đến phần đó trên trang.
  • Giảm kích thước và số lượng tệp CSS và JavaScript: CSS và JavaScript làm tăng dung lượng của trang web, vì vậy việc tối ưu là rất quan trọng. Bạn có thể dùng công cụ như UglifyJS, CSSNano để loại bỏ khoảng trắng và chú thích trong mã. Kết hợp nhiều tệp CSS hoặc JS thành một tệp duy nhất để giảm số lần yêu cầu HTTP.
  • Sử dụng bộ nhớ đệm (Caching): Caching giúp giảm tải cho máy chủ và cải thiện tốc độ tải trang bằng cách lưu trữ tạm thời các tài nguyên. Nhờ đó, trang web không phải tải lại mỗi khi người dùng truy cập lại. 
  • Tối ưu hóa mã HTML: Tối ưu hóa mã HTML sẽ giúp trang web tải nhanh hơn bằng cách giảm dung lượng và số lượng tệp được tải. Ví dụ, xóa mã thừa, sử dụng cấu trúc HTML sạch sẽ, hợp lý, không làm giảm hiệu suất. 
Kiểm tra website chuẩn seo qua tốc độ tải trang
Dùng công cụ của Google để kiểm tra xem web có tải nhanh không

Một số công cụ kiểm tra chuẩn SEO

Trong quá trình kiểm tra website chuẩn SEO, bạn có thể sử dụng các công cụ như sau:

  • SEOquake: SEOquake là một công cụ miễn phí giúp bạn phân tích các yếu tố SEO của một trang web ngay trên trình duyệt. Công cụ này cung cấp thông tin chi tiết về từ khóa, các chỉ số SEO cơ bản như độ mạnh của trang, các liên kết nội bộ và ngoài, và các yếu tố on-page khác. Bạn cũng có thể so sánh các trang web và kiểm tra hiệu quả SEO.
  • Screaming Frog: Screaming Frog là một công cụ phân tích SEO mạnh mẽ giúp bạn quét toàn bộ trang web để tìm kiếm các lỗi SEO như liên kết hỏng, nội dung trùng lặp, và các vấn đề về URL. Công cụ này rất hữu ích để audit SEO on-page, kiểm tra cấu trúc trang web và cải thiện hiệu suất SEO.
  • PageSpeed Insights: PageSpeed Insights của Google giúp bạn đo lường tốc độ tải trang và hiệu suất của website trên cả desktop và mobile. Công cụ này đưa ra các đề xuất về cách cải thiện tốc độ tải trang, điều này rất quan trọng vì tốc độ trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng SEO.
  • Moz Pro: Moz Pro là một bộ công cụ SEO toàn diện cung cấp các tính năng như phân tích từ khóa, kiểm tra liên kết, audit SEO, và theo dõi thứ hạng. Moz Pro cũng cung cấp các báo cáo chi tiết về các vấn đề SEO trên website và đưa ra các gợi ý cải thiện, giúp tối ưu hóa chiến lược SEO lâu dài.
  • SEMrush: SEMrush là một công cụ SEO phổ biến, mạnh mẽ, hỗ trợ phân tích và tối ưu hóa chiến lược SEO. Với SEMrush, bạn có thể kiểm tra từ khóa, theo dõi vị trí website, phân tích đối thủ, kiểm tra liên kết và nhiều tính năng khác. Công cụ này còn giúp bạn xác định các cơ hội SEO mới và cải thiện chiến dịch marketing của mình.
  • SEO PowerSuite: SEO PowerSuite là một bộ công cụ toàn diện gồm 4 phần mềm chính: Rank Tracker, WebSite Auditor, SEO SpyGlass, và LinkAssistant. Các công cụ này giúp bạn theo dõi từ khóa, kiểm tra tình trạng website, phân tích liên kết, và xây dựng chiến lược SEO. SEO PowerSuite rất mạnh mẽ và hữu ích cho những người quản lý nhiều website hoặc cần kiểm tra SEO một cách chi tiết.
Công cụ kiểm tra chuẩn seo
Screaming Frog là một trong những công cụ kiểm tra chuẩn SEO phổ biến nhất

Xem thêm:

Kiểm tra website chuẩn SEO là bước quan trọng khi bạn thiết kế và phát triển trang web cho doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật website của bạn. Đừng quên theo dõi Pareto để nhận thêm các giải pháp SEO tối ưu, giúp website của bạn luôn dẫn đầu!

Pareto
Tác giả Pareto Pareto
Bài viết trước Bản kế hoạch kinh doanh trung tâm ngoại ngữ đầy đủ, chi tiết nhất

Bản kế hoạch kinh doanh trung tâm ngoại ngữ đầy đủ, chi tiết nhất

Bài viết tiếp theo

Báo giá thiết kế Landing Page phụ thuộc những yếu tố nào

Báo giá thiết kế Landing Page phụ thuộc những yếu tố nào

Bài viết liên quan

Thông báo