Hướng dẫn lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới A-Z

Pareto Tác giả Pareto 31/10/2024 31 phút đọc

Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay, việc ra mắt một sản phẩm mới đòi hỏi nhiều sự đầu tư hơn bao giờ hết. Một kế hoạch marketing rõ ràng và chi tiết là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, xây dựng thương hiệu vững mạnh và tăng cường tỷ lệ thành công trên thị trường. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Pareto xem hướng dẫn lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới hiệu quả nhất nhé!

Kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là gì?

Kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là một bản lược đồ các chiến lược và hành động mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để giới thiệu và thúc đẩy sản phẩm mới ra thị trường. Kế hoạch này giúp xác định các bước tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, truyền tải thông điệp sản phẩm và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm. Nếu thành công, sản phẩm sẽ nhanh chóng được khách hàng nhớ đến, in sâu vào tâm trí và từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Ra mắt sản phẩm mới mà không có chiến lược marketing sẽ gặp phải nhiều rủi ro, đặc biệt khi các thương hiệu phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Dưới đây là một số vai trò của việc lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới: 

  • Tạo nhận diện và thu hút sự chú ý: Khi một sản phẩm mới được giới thiệu, mục tiêu đầu tiên là phải thu hút sự chú ý của khách hàng. Chiến lược marketing giúp đảm bảo rằng thông điệp của sản phẩm được truyền tải một cách rõ ràng và hấp dẫn đến người tiêu dùng, qua đó tăng khả năng nhận diện và nhận thức thương hiệu.
  • Định vị sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh: Kế hoạch marketing hỗ trợ trong việc định vị sản phẩm mới sao cho nổi bật so với các sản phẩm cạnh tranh. Bằng cách xác định các điểm khác biệt độc đáo, chiến lược marketing giúp sản phẩm tạo ấn tượng với khách hàng và xây dựng lòng trung thành thương hiệu.
  • Tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả: Một kế hoạch marketing chi tiết cho phép doanh nghiệp phân bổ ngân sách một cách hiệu quả, tránh lãng phí và tăng cường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Điều này giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh với chi phí thấp nhất​.
Kế hoạch marketing cho sản phẩm là gì
Để ra mắt sản phẩm mới thành công, bắt buộc phải có kế hoạch marketing

Hướng dẫn lập kế hoạch marketing cho một sản phẩm mới

Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới bao gồm nhiều bước, nên được thực hiện đầy đủ để đảm bảo kết quả tốt nhất. Cùng Pareto tham khảo nhé!

Bước 1: Hiểu sâu về sản phẩm

Bước đầu tiên trong việc lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới là hiểu sâu về sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp truyền tải chính xác giá trị sản phẩm đến khách hàng, đồng thời xác định cách tiếp cận phù hợp với thị trường mục tiêu.

Để hiểu rõ về sản phẩm, bạn nên trả lời các câu hỏi sau:

  • Sản phẩm của bạn giải quyết điều gì cho khách hàng?: Hãy phân tích những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải (pain point) và cách sản phẩm của bạn giúp họ vượt qua những khó khăn đó. Ví dụ, sản phẩm có giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống không?
  • Sản phẩm nổi bật thế nào so với đối thủ?: Phân tích các tính năng độc đáo hoặc ưu điểm nổi bật của sản phẩm. Những yếu tố như thiết kế, công nghệ, hoặc các đặc điểm độc quyền có thể là điểm mạnh của sản phẩm khi đứng trước các đối thủ. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu rõ nhược điểm của sản phẩm để đảm bảo sự trung thực với khách hàng, mà vẫn tạo cảm giác tích cực.
  • Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn?: Xác định các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng, như chất lượng, giá trị tiền bạc, hoặc sự tiện lợi. Đây chính là USP (Unique selling point) của sản phẩm, bạn phải nhấn mạnh yếu tố này khi lên kế hoạch marketing cho sản phẩm mới. 
Hướng dẫn kế hoạch lập kế hoạch marketing cho sản phẩm - Nghiên cứu sản phẩm
Bước đầu tiên là phải nghiên cứu sâu về sản phẩm

Bước 2: Nghiên cứu thị trường 

Bước tiếp theo khi lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới là nghiên cứu thị trường. Sử dụng các dữ liệu từ khảo sát hoặc lịch sử mua hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hành vi của khách hàng, từ đó nhận diện các nhu cầu chưa được đáp ứng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể thu thập phản hồi từ khách hàng về các sản phẩm tương tự đang có mặt trên thị trường để nhận ra những kỳ vọng mà sản phẩm mới cần đáp ứng.

Dữ liệu thống kê về quy mô thị trường và các xu hướng tiêu dùng sẽ hỗ trợ dự đoán tiềm năng phát triển của sản phẩm. Ví dụ, bạn định bán mỹ phẩm cho nữ giới, hãy nghiên cứu về số lượng người tiêu dùng trong một khu vực mà bạn định bán để đánh giá kích thước thị trường.

Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ bạn nghiên cứu thị trường hiệu quả:

  • Google Trends: Công cụ này giúp bạn kiểm tra tần suất tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn trên Google, từ đó xác định các xu hướng tăng giảm theo thời gian. Ví dụ, nếu bạn sắp tung ra một sản phẩm làm đẹp, bạn có thể dùng Google Trends để xem liệu các từ khóa liên quan đến “serum chống lão hóa” có xu hướng gia tăng hay không.
  • Ahrefs và SEMrush: Đây là các công cụ SEO có thể phân tích từ khóa và lưu lượng tìm kiếm, giúp xác định các xu hướng nội dung và từ khóa liên quan đến sản phẩm. Bạn cũng có thể tìm kiếm các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang nhắm đến, từ đó nhận biết xu hướng thị trường.
  • Statista: Nền tảng này cung cấp các dữ liệu về quy mô thị trường cho hầu hết các ngành hàng và quốc gia. Bạn có thể sử dụng Statista để tìm hiểu kích thước thị trường khi lên kế hoạch marketing cho sản phẩm mới. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm hiểu quy mô thị trường đồ uống không cồn, Statista cung cấp dữ liệu về thị trường toàn cầu cũng như từng khu vực cụ thể.
Hướng dẫn kế hoạch lập kế hoạch marketing cho sản phẩm - Nghiên cứu thị trường
Sử dụng các công cụ phân tích và kỹ năng data analysis để phân tích thị trường

Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng

Không thể thiếu trong hướng dẫn lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là nghiên cứu khách hàng mục têu (target audience). Target audience là nhóm người tiêu dùng cụ thể mà doanh nghiệp hướng đến với các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Xác định đúng target audience giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp marketing một cách chính xác nhất, tiết kiệm nguồn lực và tối đa hóa khả năng chuyển đổi.

Có nhiều cách xác định khách hàng mục tiêu. Bộ phận R&D sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về nội dung này, vì khi nghiên cứu sản phẩm mới, họ đã tìm hiểu rất kỹ về khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu xem đối thủ của bạn đang bán hàng cho ai. Điều này sẽ cung cấp thông tin về phân khúc khách hàng bạn có thể khai thác hoặc mở rộng.

Bước tiếp theo là vẽ customer persona, tức chân dung khách hàng. là hồ sơ đại diện cho một nhóm khách hàng mục tiêu, giúp doanh nghiệp hình dung rõ ràng về người tiêu dùng lý tưởng. Một chân dung khách hàng sẽ bao gồm:

  • Xác định tên và mô tả ngắn gọn nhất để nhận diện
  • Xác định đặc điểm nhân khẩu học, như tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, vị trí địa lý, trình độ học vấn, và mức thu nhập.
  • Các yếu tố tâm lý của họ trong cuộc sống, ví dụ pain point, need, các mục tiêu, sở thích, cảm xúc,…
  • Tìm hiểu hành vi mua sắm, sở thích mua sắm online hay offline, và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người đó
Lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm - Chân dung khách hàng
Để lên chiến lược hiệu quả, cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng nhất

Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một bước cực kỳ quan trọng khi lập kế hoạch marketing cho một sản phẩm mới là phân tích đối thủ cạnh tranh. Đối thủ của bạn thường nằm trong cùng phân khúc thị trường, có sản phẩm tương tự và nhắm đến nhóm khách hàng giống bạn. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các nền tảng bán hàng như Shopee, Lazada, Amazon,… để tìm hiểu các sản phẩm tương tự. Sau đó, hãy tìm xem chúng được xếp vào danh mục nào (categories), đang có những ai bán.

Tiếp theo là phân loại sự liên quan của các đối thủ:

  • Đối thủ trực tiếp: Đây là những đối thủ có sản phẩm tương tự và cùng hướng đến tệp khách hàng mục tiêu. Họ cung cấp các lựa chọn thay thế trực tiếp cho khách hàng của bạn. Ví dụ, nếu bạn bán đồ uống giải khát có gas, các công ty sản xuất nước ngọt khác là đối thủ trực tiếp.
  • Đối thủ gián tiếp: Đây là các công ty cung cấp sản phẩm tương tự, hoặc nhắm đến cùng tệp khách hàng nhưng không phải là lựa chọn thay thế trực tiếp. Ví dụ, nếu bạn bán nước ngọt, các công ty bán nước ép hoặc nước khoáng có thể là đối thủ gián tiếp. 

Sau đó, bạn hãy đánh giá đối thủ bằng phân tích SWOT: Trong đó, S - Strengths là điểm mạnh, W - Weeakness là điểm yếu, O - Opportunity là cơ hội mà đối thủ chưa khai thác tốt, và T - Threats là yếu tố đe dọa sự phát triển của sản phẩm của bạn.

Chiến lược marketing cho một sản phẩm mới - phân tích đối thủ
Dùng SWOT để phân tích đối thủ và chính sản phẩm của mình

Bước 5: Đặt mục tiêu marketing

Đặt mục tiêu rõ ràng trong quá trình lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết. Từ đó, bạn có thể đảm bảo các hoạt động marketing đi đúng hướng và có khả năng đo lường. Các mục tiêu này phải đảm bảo theo tiêu chí SMART, tức là phải cụ thể, có thể đo lường, khả thi, và có deadline nhất định. 

Quy trình đặt mục tiêu bắt đầu từ business goal (mục tiêu kinh doanh), cụ thể hóa thành marketing goal (mục tiêu marketing), và chia nhỏ hơn thành các marketing sub-goals. Ví dụ, công ty thực phẩm đặt mục tiêu kinh doanh là đạt 10 triệu USD doanh thu trong năm đầu tiên đối với sản phẩm nước giải khát không đường mới của mình. 

Để hỗ trợ mục tiêu kinh doanh 10 triệu USD doanh thu, mục tiêu marketing có thể là: tăng nhận diện thương hiệu lên 30%, tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người biết thành người mua,… Cụ thể hơn nữa, để tăng nhận diện thương hiệu lên 30%, bạn phải chạy tăng lượt tương tác cho bài đăng sản phẩm mới, tăng lượt vào website,…

Đặt mục tiêu marketing cho sản phẩm mới
Sử dụng tiêu chí SMART để xác định mục tiêu marketing 

Bước 6: Chọn thông điệp cho sản phẩm mới

Core message là câu chuyện chính, giúp sản phẩm nổi bật và truyền tải giá trị độc đáo mà sản phẩm mang lại. Đây là nội dung cực quan trọng trong bản kế hoạch marketing cho sản phẩm mới, đòi hỏi đầu tư nhiều chất xám và sự sáng tạo. Ví dụ, Dove có thông điệp “Real Beauty”, tập trung vào vẻ đẹp tự nhiên, khuyến khích khách hàng yêu chính bản thân mình thay vì theo đuổi tiêu chuẩn sắc đẹp không thực tế.

Một thông điệp tốt sẽ đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Ngắn gọn và dễ hiểu: Thông điệp phải rõ ràng, dễ nhớ và truyền tải được ngay giá trị của sản phẩm. Khách hàng chỉ cần nghe qua một lần là có thể hiểu và cảm thấy ấn tượng.
  • Hấp dẫn và sáng tạo: Thông điệp nên có tính độc đáo, thể hiện được cá tính của thương hiệu hoặc sản phẩm, làm cho sản phẩm khác biệt so với đối thủ.
  • Đánh trúng tâm lý của target audience: Một thông điệp tốt sẽ đánh vào những mong muốn, nhu cầu và vấn đề cụ thể của đối tượng khách hàng mục tiêu. Khi thông điệp đáp ứng được những yếu tố này, khách hàng sẽ cảm thấy bị thu hút và nhanh chóng hành động.
Chọn thông điệp ra mắt sản phẩm mới
Chọn thông điệp thật hấp dẫn, đánh trúng tâm lý khách hàng

Bước 7: Lựa chọn nền tảng 

Mục tiêu của bước này trong kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là phân phối nội dung đến target audience của bạn một cách hiệu quả. Việc chọn kênh phụ thuộc vào loại sản phẩm, hành vi khách hàng mục tiêu và ngân sách marketing. 

Ví dụ, mạng xã hội là kênh xây dựng cộng đồng, phù hợp với khách hàng trẻ hoặc ngành hàng FMCG. Email marketing lại dành cho các sản phẩm cần chăm sóc khách hàng dài hạn. Các kênh truyền thống như TV, radio, in ấn hoàn hảo cho các sản phẩm hướng đến người tiêu dùng đại chúng, cần độ tin cậy cao, hoặc có khách hàng mục tiêu thuộc thế hệ lớn tuổi.

Lựa chọn nền tảng để marketing cho 1 sản phẩm mới
Chọn nền tảng khả thi nhất, phù hợp với khách hàng tiềm năng

Bước 8: Lên ngân sách marketing

Đây là một bước không thể bỏ qua khi lên chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới. Trước tiên, bạn cần xác định chi phí vận hành liên quan đến các hoạt động marketing. Ví dụ, chi phí nhân sự, chi phí truyền thông, chi phí công nghệ,…

Một yếu tố quan trọng trong việc lập ngân sách marketing là xác định ROI cho từng hoạt động. Ví dụ, nếu bạn biết rằng quảng cáo Google Ads mang lại tỷ lệ ROI là 3.0 (nghĩa là cứ mỗi 1 đô la chi ra, bạn thu về 3 đô la doanh thu), bạn có thể tính toán lợi nhuận ròng từ chiến dịch đó và quyết định có nên tiếp tục hay không. Quyết định tỷ lệ ROI tối thiểu mà bạn mong muốn từ các chiến dịch marketing để xác định chi phí. Nếu một chiến dịch không đạt tỷ lệ này, bạn nên cân nhắc dừng lại.

Khi ngân sách hạn chế, bạn cần xác định và ưu tiên các hoạt động có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất. Tốt nhất là nên tập trung vào các chiến dịch ngắn hạn, có khả năng tạo ra doanh thu ngay lập tức, ví dụ chạy ads chương trình khuyến mãi. Song song với đó, bạn nên xây dựng thương hiệu (branding) để đem lại những giá trị lâu dài. 

Lên ngân sách cho kế hoạch marketing sản phẩm mới
Thường xuyên theo dõi hiệu quả để tối ưu ngân sách marketing

Bước 9: Lên timeline và theo dõi tiến độ

Cuối cùng trong bản xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là lên timeline. Bạn nên thiết lập thời hạn cho từng hoạt động cụ thể để đảm bảo tiến độ. Ví dụ, thời gian nghiên cứu khách hàng là bao lâu, thời gian bắt đầu triển khai từng chiến dịch là ngày nào đến ngày nào,…

Bạn hãy đảm bảo rằng bạn có đủ nhân sự và ngân sách cho mỗi giai đoạn. Việc này có thể bao gồm việc chỉ định người phụ trách cho từng nhiệm vụ cụ thể. Ngoài ra, hãy tham khảo các công cụ như Larksuite, Trello để theo dõi tiến độ (tham khảo các phần mềm quản lý công việc marketing agency ).

Lên timeline kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Nên thiết lập thời hạn cho từng hoạt động cụ thể để đảm bảo tiến độ

Ví dụ kế hoạch marketing cho sản phẩm mới

Để hiểu hơn về cách ra mắt một sản phẩm mới thành công, bạn có thể tham khảo Airbnb. Khi Airbnb mới ra mắt, họ cần thu hút cả hai nhóm đối tượng: người cho thuê (hosts) và khách thuê (guests). Để làm điều này, Airbnb đã thực hiện một chiến dịch email trực tiếp nhắm đến những chủ nhà đang đăng tin trên Craigslist (một trang web quảng cáo tổng hợp). Thay vì gửi một thông điệp bán hàng khô khan, họ đã cá nhân hóa email để tạo sự hấp dẫn và cảm hứng cho các chủ nhà về việc tham gia vào một cộng đồng cho thuê mới mẻ và sáng tạo.

Một ví dụ khác là chiến dịch ra mắt sản phẩm mới của Vinamilk. Chiến dịch ra mắt dòng sản phẩm sữa tươi cao cấp Vinamilk Green Farm không chỉ đơn thuần là một quảng cáo sản phẩm, mà còn thể hiện sự tái định vị thương hiệu mạnh mẽ và sáng tạo của Vinamilk. 

Vinamilk đã chọn phương pháp kể chuyện ẩn dụ để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Thay vì sử dụng các cụm từ thông thường như "ngon lành" hay "tự nhiên", họ tập trung vào việc tạo ra một câu chuyện cảm xúc và ý nghĩa. Brand film mang tên "Vinamilk Green Farm - Điều không tưởng" đã nhận được nhiều phản hồi tích cực nhờ cách truyền tải tinh thần táo bạo và khác biệt.

Chiến lược marketing ra mắt sản phẩm mới của Vinamilk
Ví dụ về chiến lược marketing ra mắt sản phẩm mới của Vinamilk

Mẫu kế hoạch marketing cho sản phẩm mới

Để nắm rõ hơn quy trình triển khai, bạn hãy tham khảo một số mẫu kế hoạch marketing cho sản phẩm mới do Pareto tổng hợp lại ở dưới đây:

Mẫu kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Mẫu kế hoạch phân loại sản phẩm chi tiết
Bản xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm mới - SWOT
Template phân tích SWOT khi ra mắt sản phẩm mới
Mẫu kế hoạch marketing cho 1 sản phẩm mới - content social media
Plan content cho chiến dịch ra mắt sản phẩm mới

Xem thêm: Tải mẫu kế hoạch marketing cho sản phẩm mới   

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới trở thành một yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Hãy áp dụng các bước này một cách linh hoạt và theo dõi hiệu quả để gặt hái thành công trong tương lai. Để tìm hiểu thêm về các chiến lược marketing hiệu quả, hãy theo dõi website Pareto!

Xem thêm:

Pareto
Tác giả Pareto Pareto
Bài viết trước Mẫu lời chào kết bạn Zalo với khách hàng ấn tượng, hiệu quả

Mẫu lời chào kết bạn Zalo với khách hàng ấn tượng, hiệu quả

Bài viết tiếp theo

Inbound và outbound marketing là gì? So sánh inbound và outbound

Inbound và outbound marketing là gì? So sánh inbound và outbound

Bài viết liên quan

Thông báo