Chi phí mở trung tâm dạy thêm rơi vào khoảng bao nhiêu?
Chi phí mở trung tâm dạy thêm rơi vào khoảng bao nhiêu là tối ưu nhất là thắc mắc của rất nhiều người khi muôn mở một địa chỉ phục vụ nhu cầu học thêm của học sinh. Tuy nhiên, để trung tâm hoạt động hiệu quả, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức, kinh nghiệm cũng như nắm rõ các quy định và chi phí thực hiện liên quan. Hiểu được điều này, Pareto chia sẻ tới các bạn các chi phí mở trung tâm dạy thêm rơi vào khoảng bao nhiêu và những lưu ý khi mở trung tâm trong bài viết này
Dạy thêm là gì?
Trước khi tìm hiểu chi phí mở trung tâm dạy thêm rơi vào khoảng bao nhiêu thì cần biết dạy thêm là gì. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, dạy thêm được định nghĩa là hoạt động dạy thêm có thu phí từ người học và nội dung giảng dạy phải tuân theo chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, hoạt động dạy thêm này không được bao gồm trong kế hoạch giáo dục chính thức, và Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêm cấm tổ chức các hoạt động dạy thêm ngoài giờ học chính thức mà không có sự phê duyệt.
Căn cứ theo các Khoản 2 và 3 Điều 2 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, có hai hình thức dạy thêm được quy định cụ thể:
- Dạy thêm tại các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm công nghệ thông tin, các cơ sở giáo dục phổ thông, và các trung tâm học tập cộng đồng. Các cơ sở này cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật và kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Cung cấp học thêm tại các cơ sở giáo dục ngoài hệ thống giáo dục chính thức, những cơ sở này phải đảm bảo hoạt động phù hợp với các quy định của các tổ chức giáo dục có thẩm quyền. Các cơ sở này không được phép tự ý tổ chức dạy thêm mà không có sự kiểm soát và quản lý từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Điều kiện mở trung tâm dạy thêm bao gồm những gì?
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mở trung tâm dạy thêm đó chính là điều kiện thực hiện hoạt động. Trong đó để mở trung tâm dạy thêm cần phải đáp ứng các điều kiện về giám đốc trung tâm, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Cụ thể như sau:
1. Điều kiện đối với Giám đốc trung tâm
Giám đốc trung tâm đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, vận hành và đảm bảo chất lượng giáo dục của cơ sở. Người giữ chức vụ này cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Không phải là công chức nhà nước theo quy định hiện hành.
- Có đủ sức khỏe để làm việc, đảm bảo khả năng điều hành trung tâm một cách hiệu quả.
- Có trình độ chuyên môn phù hợp, được đào tạo bài bản trong môi trường chuyên nghiệp và có năng lực tương ứng với cấp học mà trung tâm giảng dạy.
- Không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chịu các hạn chế pháp lý khác.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và nằm trong độ tuổi từ 25 đến 65 tuổi.
2. Điều kiện đối với giáo viên giảng dạy trung tâm
Giáo viên là yếu tố then chốt quyết định chất lượng đào tạo của trung tâm. Để giảng dạy hợp pháp, giáo viên cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo sức khỏe tốt, đủ điều kiện để giảng dạy lâu dài.
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật hoặc bị quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền.
- Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc cơ quan quản lý xác nhận đủ điều kiện giảng dạy.
- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ các đơn vị công lập, chỉ được phép giảng dạy các môn học chính mà mình đang đảm nhiệm trong hệ thống giáo dục chính quy.

3. Điều kiện cơ sở vật chất trung tâm dạy thêm
Một trung tâm dạy thêm phải đảm bảo cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu học tập của học viên và tạo môi trường giảng dạy chuyên nghiệp, an toàn.
- Có quyền sở hữu hợp pháp đối với nhà, đất hoặc có hợp đồng thuê mặt bằng hợp pháp (có công chứng), với thời hạn thuê tối thiểu 2 năm.
- Diện tích phòng học đạt tối thiểu 1,5m²/học viên, với quy mô trung bình 200 học viên/ca học.
- Phòng học không nhỏ hơn 15m² và phải đảm bảo độ chiếu sáng đạt tối thiểu 300 Lux, giúp học viên có điều kiện học tập tốt nhất.
- Khu hành chính – văn phòng phải có đầy đủ phòng làm việc và điều kiện cơ bản để nhân viên hành chính, quản lý làm việc hiệu quả.
- Có khu vực sân bãi để xe hoặc phương án gửi xe thay thế nhằm đảm bảo an toàn và thuận tiện cho học viên.
- Môi trường sư phạm đảm bảo an ninh, an toàn, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến học viên.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học phù hợp với quy mô trung tâm, bao gồm bảng, máy chiếu, tài liệu giảng dạy, và thiết bị hỗ trợ học tập.
- Có ít nhất 1 máy vi tính kết nối Internet tại văn phòng trung tâm, phục vụ cho công tác quản lý và hỗ trợ giảng dạy.
4. Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Để đảm bảo an toàn trong quá trình giảng dạy, trung tâm phải tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy:
- Trang bị đầy đủ thiết bị PCCC theo quy định, bao gồm bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, và phương án thoát hiểm an toàn.
- Có biên bản kiểm tra PCCC do cơ quan chức năng xác nhận, đảm bảo trung tâm đủ điều kiện hoạt động.
- Công khai nội quy PCCC tại trung tâm, đồng thời thành lập đội PCCC nội bộ để xử lý tình huống khẩn cấp.
- Xây dựng phương án PCCC và thoát hiểm, có sự phê duyệt từ cơ quan Công an PCCC để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học viên và nhân viên trong trường hợp xảy ra sự cố.

Chi phí mở trung tâm dạy thêm rơi vào khoảng bao nhiêu?
1. Chi phí mở trung tâm dạy thêm rơi vào bao nhiêu?
Sau khi đã nắm vững các điều kiện cần thiết, bước tiếp theo trong quá trình mở trung tâm dạy thêm là hoàn tất các thủ tục hành chính liên quan. Đây là một giai đoạn quan trọng và có thể gặp không ít khó khăn, vì thủ tục mở trung tâm dạy thêm thường rất phức tạp và yêu cầu sự chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo. Các bước này bao gồm việc xin giấy phép hoạt động, đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, nhân sự, và các tiêu chuẩn giảng dạy theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trung tâm cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, thực hiện các thủ tục về thuế, bảo hiểm xã hội, và các nghĩa vụ tài chính khác.
Ngoài ra, chi phí mở trung tâm dạy thêm đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, với mức chi phí ban đầu dao động từ 200 triệu đến 2 tỷ đồng, tùy thuộc vào quy mô và địa điểm của trung tâm. Các khoản chi phí này thường bao gồm chi phí cho cơ sở vật chất (thuê hoặc mua mặt bằng, trang bị nội thất, công cụ giảng dạy), chi phí tuyển dụng nhân sự (giảng viên, nhân viên quản lý), chi phí cho các giấy phép và thủ tục hành chính, cũng như các chi phí vận hành khác. Việc chuẩn bị tài chính và lập kế hoạch tài chính chi tiết là rất quan trọng để đảm bảo trung tâm hoạt động suôn sẻ và bền vững trong suốt quá trình phát triển.

2. Các chi phí cụ thể trong trung tâm dạy thêm
Việc mở trung tâm dạy thêm đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu đáng kể, bao gồm chi phí pháp lý, thuê mặt bằng, nhân sự, quảng cáo và trang thiết bị giảng dạy. Dưới đây là các khoản chi phí chi tiết mà chủ trung tâm cần cân nhắc khi lập kế hoạch tài chính. Cụ thể như sau
- Chi phí khắc con dấu hợp pháp: 220.000 – 450.000 đồng.
- Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia: 300.000 đồng.
- Lệ phí xin giấy phép kinh doanh: 500.000 – 1.000.000 đồng.
- Chi phí thuê mặt bằng tỉnh lẻ: Dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Tiền đặt cọc khoảng 40 – 60 triệu đồng (thường tương đương từ 3 – 6 tháng tiền thuê).
- Chi phí thuê mặt bằng ại các thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,…): Dao động 10 – 12 triệu đồng/tháng. Tiền đặt cọc dao động từ 60 – 70 triệu đồng.
- Giáo viên giảng dạy và trợ giảng: Mức lương trung bình từ 15 triệu đồng/tháng (tùy theo kinh nghiệm và số giờ dạy).
- Chế độ thưởng và đãi ngộ nhân viên: Trung tâm cần có các khoản phúc lợi như thưởng lễ, Tết, hỗ trợ giáo viên, dự kiến khoảng 50 triệu đồng/năm.
- Nhân viên tư vấn tuyển sinh, xử lý hồ sơ: 5 – 8 triệu đồng/tháng/người.
- Bảo vệ, nhân viên hành chính: 4 – 6 triệu đồng/tháng/người.
- Chi phí quảng cáo cơ bản: 15 – 20 triệu đồng/tháng (bao gồm Facebook Ads, Google Ads, phát tờ rơi, banner,...).
- Chi phí quảng cáo nâng cao (chạy quảng cáo chuyên nghiệp, hợp tác với KOLs, tổ chức sự kiện,…): 30 triệu đồng/tháng.
- Chi phí marketing: Dao động 4 – 8 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc quy mô trung tâm)
- Máy chiếu, bảng thông minh, tivi, điều hòa, bàn ghế học viên: 40 – 60 triệu đồng.
- Lắp đặt thang máy, camera giám sát, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), wifi tốc độ cao: 50 – 100 triệu đồng (tùy vào quy mô trung tâm).

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mở trung tâm dạy thêm
1. Xác định mục tiêu và định hướng phát triển
Trước khi tính đến chi phí mở trung tâm dạy thêm, bạn cần có tầm nhìn chiến lược rõ ràng, bao gồm:
- Mục tiêu thành lập trung tâm: Tập trung vào dạy kèm cấp 1, cấp 2, cấp 3, luyện thi đại học, dạy ngoại ngữ hay phát triển kỹ năng mềm?
- Đối tượng học viên tiềm năng: Hướng đến học sinh phổ thông, sinh viên hay người đi làm?
- Lợi thế cạnh tranh: Trung tâm có gì khác biệt so với các đối thủ? Chương trình giảng dạy, phương pháp học tập hay đội ngũ giảng viên có điểm gì nổi bật?
2. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn địa điểm phù hợp
Nắm bắt xu hướng giáo dục và mức độ cạnh tranh tại khu vực dự định mở trung tâm.
- Xác định nhu cầu học tập tại địa phương: Phụ huynh có sẵn sàng đầu tư cho con học thêm không? Môn học nào đang có nhu cầu cao?
- Gần trường học, khu dân cư đông đúc để dễ dàng tiếp cận học viên.
- Cơ sở hạ tầng phù hợp, đảm bảo không gian học tập thoải mái, đầy đủ ánh sáng và trang thiết bị hiện đại.
- Chi phí thuê mặt bằng hợp lý, tránh đầu tư quá lớn vào mặt bằng khi trung tâm chưa ổn định.
3. Xây dựng giảng viên và kế hoạch tài chính
Một trung tâm dạy thêm cân có đội ngũ giảng viên. Để xây dựng giảng viên chất lượng bạn cần:
- Tuyển dụng giảng viên có kinh nghiệm chuyên môn cao, có kỹ năng sư phạm tốt và tâm huyết với nghề.
- Đảm bảo giáo viên có đủ chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Giáo dục.
- Xây dựng chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đội ngũ giảng viên giỏi và tạo động lực làm việc lâu dài.
Bên cạnh vốn đầu tư ban đầu, trung tâm cần lập kế hoạch tài chính chi tiết, bao gồm:
- Nguồn vốn mở trung tâm: Tự đầu tư hay kêu gọi hợp tác từ bên ngoài?
- Chi phí vận hành hàng tháng: Bao gồm tiền thuê mặt bằng, lương giáo viên, chi phí quảng cáo, điện nước, thiết bị giảng dạy.
- Dự trù ngân sách cho các khoản phát sinh như mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc ứng phó với tình huống bất ngờ.

4. Chiến lược Marketing và thu hút học viên
Dù trung tâm có chương trình đào tạo chất lượng đến đâu, nếu không có chiến lược Marketing phù hợp, việc thu hút học viên cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Đặt tên trung tâm dễ nhớ, chuyên nghiệp, có thể bao gồm từ khóa về giáo dục (ví dụ: "Trung tâm Luyện Thi Minh Tâm").
- Thiết kế logo, bảng hiệu và tài liệu quảng bá chuyên nghiệp để tạo ấn tượng với phụ huynh và học sinh.
- Chạy quảng cáo Facebook, Google Ads để tiếp cận học viên tiềm năng.
- Xây dựng Fanpage chuyên nghiệp, chia sẻ nội dung hữu ích như bí quyết học tập, lịch khai giảng, video giảng dạy thử.
- Tạo website chính thức, cung cấp đầy đủ thông tin về khóa học, học phí và phản hồi từ học viên cũ.
- Phát tờ rơi tại các trường học, khu dân cư.
- Tổ chức hội thảo miễn phí, lớp học thử để thu hút học viên đăng ký.
- Liên kết với các trường học, hội phụ huynh, tận dụng mạng lưới giới thiệu từ giáo viên và học sinh.
- Giảm giá cho học viên đăng ký sớm hoặc theo nhóm.
- Tặng giáo trình miễn phí, hỗ trợ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức các cuộc thi học thuật, hoạt động ngoại khóa để tăng sự gắn kết giữa trung tâm và học viên.
Xem thêm:
- Mở trung tâm ngoại ngữ cần bao nhiêu vốn? Tổng hợp chi phí
- Các chiến lược Marketing trung tâm ngoại ngữ hiệu quả nhất
Trên đây Pareto đã chia sẻ tới các bạn các chi phí mở trung tâm dạy thêm cần có được vận hành được. Cùng với đó là điều kiện mở trung tâm và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mở trung tâm. Để được tư vấn cụ thể về chi phí mở trung tâm dạy thêm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0979.765.097.