Chi phí làm TVC quảng cáo cho doanh nghiệp là bao nhiêu?
Chi phí làm TVC quảng cáo là khoản chi phí được nhiều doanh nghiệp chú trọng khi xây dựng chiến dịch Marketing. So với các lại hình quảng cáo khác TVC là thể loại đòi hỏi doanh nghiệp chịu chi trả một chi phí lớn. Tuy nhiên, đổi lại với sự đắt đỏ đó là sự đầu tư chỉnh chu về mọi mặt khi làm TVC. Đây chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp giữ lại khách hàng thân thiết và tăng cường thêm được những khách hàng mới. Vậy chi phí làm TVC quảng cáo doanh nghiệp rơi vào bao nhiêu? Hãy cùng Pareto tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. Cùng với đó là các yếu tố ảnh hưởng
Vì sao doanh nghiệp nên làm TVC quảng cáo?
Trước khi tìm hiểu chi phí làm TVC quảng cáo thì cần biết tầm quan trọng của việc làm TVC quảng cáo. Phim quảng cáo – hay còn gọi là TVC (Television Commercial), video quảng cáo hoặc phim giới thiệu sản phẩm – là một trong những hình thức truyền thông tiếp thị hiện đại, giàu sức sáng tạo và hiệu quả cao. Với khả năng truyền tải thông điệp một cách cô đọng, sinh động và hấp dẫn trong khoảng thời gian ngắn, TVC mang lại hiệu ứng nghe nhìn mạnh mẽ, từ đó giúp thương hiệu nhanh chóng ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng bị bủa vây bởi hàng loạt lựa chọn và thiếu kiên nhẫn trước vô số kênh truyền thông, phim quảng cáo nổi bật như một công cụ kết nối cảm xúc, tạo nên sự khác biệt và nuôi dưỡng sự thân thiện giữa thương hiệu và khách hàng. Không chỉ còn giới hạn trên sóng truyền hình, TVC ngày nay còn tận dụng tối đa sức mạnh lan tỏa của internet và mạng xã hội để mở rộng phạm vi tiếp cận, tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch truyền thông, đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và bền vững.

Lợi ích của việc làm TVC quảng cáo
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh cao hiện nay, việc quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu không chỉ là hoạt động hỗ trợ, mà là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp Một trong những công cụ truyền thông hiệu quả nhất hiện nay là phim quảng cáo. Nếu doanh nghiệp chưa có một video quảng cáo chuyên nghiệp, đó là một “khoảng trống chiến lược” cần nhanh chóng được lấp đầy để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong hoạt động marketing tổng thể.
Cụ thể việc làm TVC quảng cáo đem lại lợi ích sau:
- Phim quảng cáo đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
- Thiếu phim quảng cáo đồng nghĩa với việc chiến lược marketing của doanh nghiệp đang tồn tại một khoảng trống nghiêm trọng.
- Dễ dàng tiếp cận hàng triệu người thông qua các nền tảng video phổ biến như YouTube, Vimeo, Dailymotion,...
- Mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc gia tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Kết hợp hình ảnh, âm thanh và chuyển động giúp truyền tải thông điệp sống động, giàu cảm xúc.
- Gây ấn tượng mạnh và giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu lâu dài hơn so với quảng cáo tĩnh.
- Người dùng ngày càng ít quan tâm đến quảng cáo truyền thống (banner, SMS, email,...).
- Video marketing trở thành hình thức dễ tiếp cận và được yêu thích hơn, đặc biệt trên nền tảng số.
- Có thể sử dụng đa kênh: TV, mạng xã hội, website, sự kiện,...
- Tăng mức độ tương tác và chia sẻ từ người xem, tạo hiệu ứng lan truyền tốt.
- Giúp khách hàng hiểu rõ giá trị sản phẩm/dịch vụ một cách trực quan.
- Tăng khả năng chuyển đổi từ người xem thành khách hàng tiềm năng.

Chi phí làm TVC quảng cáo cho doanh nghiệp là bao nhiêu?
1. Chi phí làm TVC quảng cáo ở mức cơ bản
Ở phân khúc chi phí làm TVC thấp, một TVC quảng cáo có mức đầu tư tối thiểu khoảng 30 triệu đồng. Với ngân sách này, sản phẩm thường được sản xuất ở mức tiêu chuẩn, đáp ứng những yêu cầu cơ bản về mặt hình ảnh, âm thanh và nội dung truyền tải. Quy trình sản xuất thường đơn giản, không sử dụng kỹ xảo phức tạp hay thiết bị quay phim chuyên dụng cao cấp.
Ngoài ra, đội ngũ tham gia thường bao gồm ê-kíp quay dựng cơ bản, sử dụng bối cảnh sẵn có và diễn viên không chuyên hoặc ít tên tuổi. TVC ở mức giá này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc startup cần giới thiệu sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng với chi phí tiết kiệm.
Tuy hiệu quả truyền thông không mạnh bằng các TVC cao cấp, nhưng nếu kịch bản đủ sáng tạo và thông điệp rõ ràng, đây vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc để xây dựng nhận diện thương hiệu ban đầu hoặc thực hiện các chiến dịch quảng bá ngắn hạn.

2. Chi phí làm TVC quảng cáo ở mức cao cấp
Ở phân khúc cao cấp, chi phí làm TVC quảng cáo có thể vượt mức 350 triệu đồng, phụ thuộc vào mức độ phức tạp và tham vọng truyền thông của doanh nghiệp. Mức đầu tư lớn cho phép doanh nghiệp tiếp cận các tiêu chuẩn sản xuất cao nhất, từ thiết bị quay phim điện ảnh, kỹ thuật ánh sáng, âm thanh chuyên sâu cho đến hậu kỳ tinh xảo với các hiệu ứng đồ họa, kỹ xảo CGI (computer-generated imagery).
Điểm nổi bật của các TVC thuộc phân khúc này là sự góp mặt của người nổi tiếng, KOLs, influencers hoặc diễn viên chuyên nghiệp, giúp gia tăng sức hút và lan tỏa thông điệp nhanh chóng trên các nền tảng truyền thông. Ngoài ra, quá trình sản xuất thường được triển khai bởi các đạo diễn, biên kịch và ê-kíp chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng nội dung và hình ảnh ở mức tốt nhất.
TVC cao cấp thường được sử dụng trong các chiến dịch lớn, ra mắt sản phẩm mới, tái định vị thương hiệu hoặc tạo bước đột phá trong thị trường. Dù đòi hỏi chi phí cao, nhưng giá trị truyền thông mà những TVC này mang lại thường tương xứng với đầu tư, giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhận biết thương hiệu, tạo cảm xúc mạnh mẽ và thúc đẩy doanh số trong thời gian ngắn.

Chi phí làm TVC cho doanh nghiệp gồm những gì?
1. Chi phí phát triển ý tưởng và nội dung kịch bản
Phần ý tưởng được xem là trái tim của chi phí làm TVC quảng cáo, bởi đây là nền tảng để xây dựng câu chuyện, thông điệp và cách truyền tải nội dung tới khán giả mục tiêu. Do tính sáng tạo và vai trò chiến lược, chi phí cho giai đoạn xây dựng ý tưởng và nội dung kịch bản thường dao động từ 1.000 đến 5.000 USD. Mức giá này bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thương hiệu, phát triển concept, xây dựng kịch bản chi tiết, storyboard, và định hướng nghệ thuật.
Tuy nhiên, đối với những dự án có ngân sách hạn chế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn các hình thức sáng tạo đơn giản hơn như parody, dựa trên các kịch bản có sẵn hoặc khai thác ý tưởng từ các xu hướng mạng xã hội. Trong trường hợp này, chi phí ý tưởng có thể chỉ nằm trong khoảng 1 – 5 triệu đồng, giúp tiết kiệm ngân sách nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả nếu nội dung được triển khai khéo léo và phù hợp với đối tượng mục tiêu.

2. Chi phí thuê diễn viên và người nổi tiếng (Celebrities/KOLs)
Chi phí thuê diễn viên là một trong những hạng mục có thể chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí làm TVC quảng cáo. Với các TVC quy mô lớn hoặc mang tính chiến lược, doanh nghiệp thường mời diễn viên chuyên nghiệp, người nổi tiếng hoặc các ngôi sao hạng A, nhằm gia tăng sự chú ý và tạo hiệu ứng lan tỏa trên thị trường.
Mức chi phí cho hạng mục này có thể dao động từ vài chục triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng, tùy vào mức độ nổi tiếng và độ phủ truyền thông của người được mời. Đặc biệt, khi người nổi tiếng đóng vai trò là đại sứ thương hiệu hoặc gắn bó lâu dài với chiến dịch, chi phí có thể tăng đáng kể, nhưng đổi lại, mức độ ảnh hưởng và uy tín thương hiệu cũng được nâng tầm đáng kể.
3. Chi phí hợp tác với KOLs/Influencers
Ngày nay, KOLs (Key Opinion Leaders) và influencers đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong các chiến dịch quảng cáo đa nền tảng. Các doanh nghiệp thường lựa chọn những cá nhân có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (như ca sĩ, diễn viên, streamer, TikToker...) có hình ảnh phù hợp với định vị thương hiệu và thông điệp của chiến dịch.

Chi phí cho KOLs trong chi phí làm TVC sẽ phụ thuộc vào độ phủ sóng, mức độ tương tác và lĩnh vực hoạt động của họ. Dù mức chi phí này có thể cao, nhưng việc chọn đúng KOLs giúp TVC tăng độ lan tỏa, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó góp phần nâng cao nhận diện thương hiệu và hiệu quả bán hàng.
4. Chi phí thiết bị quay phim và công nghệ sản xuất
Để sản xuất một TVC chất lượng cao, việc sử dụng các thiết bị quay phim hiện đại, ánh sáng chuyên nghiệp, công nghệ âm thanh và hậu kỳ tiên tiến là điều không thể thiếu. Tùy vào mức độ đầu tư và yêu cầu về chất lượng hình ảnh, chi phí thuê thiết bị có thể thay đổi lớn – từ máy quay cơ bản cho đến các dòng camera điện ảnh như RED, ARRI Alexa cùng với drone, cần cẩu, thiết bị motion control... Một sản phẩm TVC sắc nét, chuyên nghiệp không chỉ giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ mà còn thể hiện được đẳng cấp thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
5. Chi phí ekip sản xuất và dịch vụ thực hiện
Một ekip sản xuất chuyên nghiệp đóng vai trò trung tâm trong toàn bộ quá trình hiện thực hóa ý tưởng TVC. Ekip bao gồm đạo diễn, quay phim, biên tập viên, stylist, makeup, thiết kế ánh sáng, âm thanh, hậu kỳ và điều phối sản xuất. Ngay cả trong trường hợp thiết bị không quá cao cấp hoặc diễn viên không quá chuyên nghiệp, một ekip có kinh nghiệm vẫn có thể xử lý tốt các vấn đề phát sinh, đảm bảo tiến độ và chất lượng cuối cùng. Mức chi phí cho ekip sản xuất cũng sẽ khác nhau tùy theo độ chuyên môn, uy tín và quy mô dự án.

Cách tối ưu hiệu quả chi phí làm TVC cho doanh nghiệp
1. Lựa chọn nhân vật chính phù hợp với chiến dịch
Trong bất kỳ chi phí làm TVC nào, nhân vật chính đóng vai trò then chốt trong việc truyền tải nội dung và kết nối cảm xúc với người xem. Tuy nhiên, không nhất thiết phải sử dụng người nổi tiếng để đảm bảo hiệu quả. Việc lựa chọn nhân vật không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách mà còn liên quan trực tiếp đến cách công chúng tiếp nhận thông điệp của TVC. Tùy thuộc vào ngân sách và định hướng thương hiệu, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn:
- Diễn viên chuyên nghiệp nhưng chưa quá nổi tiếng, giúp đảm bảo khả năng diễn xuất mà vẫn tiết kiệm chi phí.
- KOLs hoặc micro-influencers có mức độ ảnh hưởng phù hợp với thị trường ngách mà thương hiệu hướng tới.
- Diễn viên không chuyên trong một số trường hợp có thể mang lại cảm giác gần gũi, chân thực nếu được đạo diễn và ê-kíp hướng dẫn đúng cách.
2. Lên kế hoạch và lựa chọn bối cảnh quay TVC phù hợp
Bối cảnh quay là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí làm TVC quảng cáo và mức độ phức tạp trong khâu dàn dựng. Lời khuyên là nên cân nhắc kỹ giữa yêu cầu kịch bản và tính khả thi về chi phí, nhằm đảm bảo yếu tố hình ảnh vẫn hấp dẫn nhưng hợp lý với ngân sách đầu tư. Doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố như thời gian, không gian, và mức độ chi tiết cần thiết trong từng cảnh quay.
Ví dụ:
- Bối cảnh hiện đại (quán cà phê, văn phòng, đường phố, nhà ở...) thường dễ tiếp cận và có chi phí thấp hơn.
- Bối cảnh cổ trang hoặc giả tưởng đòi hỏi dựng phim trường, thiết kế phục trang, đạo cụ phức tạp… từ đó phát sinh nhiều chi phí phát sinh.

3. Kiểm soát hiệu ứng và kỹ xảo thông minh
Hiệu ứng hình ảnh và kỹ xảo trong hậu kỳ là yếu tố giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ của TVC, nhưng cũng có thể làm đội chi phí làm TVC quảng cáo nếu không được kiểm soát hợp lý. Do đó, doanh nghiệp nên chủ động:
- Lập danh sách các hiệu ứng bắt buộc cần xuất hiện để hỗ trợ mạch nội dung.
- Phân loại các hiệu ứng “nên có” và “có thể linh hoạt” tùy thuộc vào tư vấn của đơn vị sản xuất.
- Xác định mức độ ưu tiên và tính cần thiết của từng hiệu ứng để đưa ra quyết định phù hợp trong khâu hậu kỳ.
- Cách tiếp cận này không chỉ giúp kiểm soát tốt chi phí sản xuất mà còn đảm bảo chất lượng hình ảnh phù hợp với chiến lược thương hiệu.
Xem thêm:
- Các dạng TVC quảng cáo phổ biến và thông dụng nhất hiện nay
- Dịch vụ làm Video Marketing chất lượng cho doanh nghiệp
Trên đây Pareto đã chia sẻ chi tiết những điều cần biết về chi phí làm TVC quảng cáo chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Cùng với đó là các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm TVC và những bí kíp tối ưu hiệu quả chi phí cho doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể và chi tiết về chi phí làm TVC quảng cáo, hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ